Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay cho 'tham vọng Biển Đông'
Mặc dù chương trình tàu sân bay của Trung Quốc khá bí ẩn và ít người biết đến nhưng một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, ông Yang Yujun cho biết: Tàu đã được thiết kế ở Trung Quốc và đang được đóng ở cảng Đại Liên.
Yang nói với Reuters: “Trung Quốc có bờ biển dài và vùng biển rộng lớn, những nơi đó đều thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Để bảo vệ chủ quyền hàng hải, quyền và lợi ích, công việc này chính là sứ mệnh thiêng liêng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc”.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nói thêm rằng, các tàu sân bay sẽ có thể mang theo các máy bay chiến đấu J-15 và cũng sẽ có boong cất cánh kiểu nhảy cầu. Cấu trúc này tương tự tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, chiếc tàu được mua từ Ukraine vào năm 1998 trước khi được đại tu và tái trang bị cũng tại Đại Liên.
Một chuyên gia Hải quân giấu tên chia sẻ với Reuters: “Hoa Kỳ có nhiều tàu sân bay “ngao du” khắp nơi trong vùng biển Đông và họ đã gây ra nhiều vấn đề. Có thêm một tàu sân bay sẽ giảm áp lực với chúng tôi. Nó sẽ khiến chúng tôi khỏi bị bắt nạt”.
TSB Liêu Ninh đang được bảo dưỡng. |
Đầu 12/2015, Hải quân Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu khu trục thứ ba Loại 052D - Hợp Phì, trang bị vũ khí tấn công chính là tên lửa đối đất. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng ít nhất 10 chiến hạm như vậy và xây dựng khu phức hợp hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam.
Chỉ huy tàu Hợp Phì, Zhao Yanquan nói với China Daily hôm 14/12/2015: “Người của tôi đã quen với các thiết bị tiên tiến và vũ khí trên tàu. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tập trung vào đào tạo nhằm đưa các tàu hoạt động trơn tru trong một thời gian ngắn”.
Hồi giữa tháng 12, Trung Quốc đã gửi một động thái phản đối với Lầu Năm Góc sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “trái phép” với vùng biển xung quanh. Bắc Kinh cho rằng động thái này là một “hành động khiêu khích”.
Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố: họ kêu gọi Hoa Kỳ “áp dụng ngay các biện pháp để chấm dứt các hành động nguy hiểm, không ảnh hưởng đến mối quan hệ quân sự giữa hai nước”.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã kiểm soát một số hòn đảo ở Biển Đông và xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng tại đây để nâng cao khả năng hỗ trợ nhiệm vụ chiến đấu của Không quân Trung Quốc.
Bắc Kinh bao biện rằng nỗ lực này chủ yếu mang ý nghĩa dân sự và góp phần làm cho Biển Đông (khu vực quan trọng trong tuyến giao thông hàng hải của thế giới mà Trung Quốc có ràng buộc rất lớn) trở thành một nơi an toàn hơn.
Mỹ đã bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh và thường xuyên gửi máy bay chiến đấu và tàu chiến của mình đến khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc ngang ngược coi là vùng đặc quyền của họ.
Vào cuối tháng 10/2015, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ đã di chuyển đến gần bãi Subi, điều này gây lên một sự giận dữ từ Trung Quốc.
Biển Đông được cho là có trữ lượng lớn dầu và khí đốt; đồng thời, đây cũng là nơi khoảng 5000 tỷ đô thương mại được vận chuyển qua mỗi năm.
Những thách thức của Đảng cộng sản Trung Quốc Những phát biểu nóng hực về chỉnh đốn Đảng cộng sản Trung Quốc đã liên tục được giới lãnh đạo nước này tuyên bố vài năm qua. |
Trung Quốc sẽ đưa máy bay quân sự ra Trường Sa trong vài tháng tới Một tướng quân đội Trung Quốc tiết lộ nước này sẽ sớm đưa các máy bay quân sự hạ cánh thử nghiệm ở một sân bay mới được Bắc Kinh xây dựng (phi pháp) tại quần đảo Trường Sa trong vài tháng tới, có lẽ là trong nửa đầu năm nay. |
Khách Trung Quốc "mượn" hộ chiếu để lên máy bay Người đàn ông Trung Quốc thừa nhận đã dùng hộ chiếu của người khác để lên chuyến bay từ Đà Nẵng đi Hải Phòng. Khi làm thủ tục kiểm tra an ninh tại điểm kiểm tra vé và giấy tờ tùy thân, nhân viên soi chiếu đã phát hiện và tạm giữ hành khách này. |
P.T.Đ
RT
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp