Trung Quốc cảnh báo “đáp trả đến cùng” nếu Mỹ leo thang căng thẳng trong thương chiến
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Ảnh: Reuters) |
Reuters đưa tin, Bắc Kinh ngày 11/6 tuyên bố rằng họ sẽ trả đũa đến cùng nếu Mỹ khiến căng thẳng trong thương chiến giữa 2 nước leo thang. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng sẽ tiếp tục áp thuế lên ít nhất 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu không có thỏa thuận nào được thống nhất sau hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng này.
Ông Trump đã nhiều lần nói rằng ông sẵn sàng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị tổ chức ở Osaka, tuy nhiên, Bắc Kinh chưa xác nhận việc này. Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo rằng nếu ông Tập không tới G20, Mỹ sẽ ngay lập tức áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 11/6 chưa đưa ra thông tin chính thức về cuộc gặp của ông Tập và ông Trump tại G20, nhấn mạnh rằng diễn biến sẽ được công bố chừng nào cơ quan này nhận được tin tức.
“Trung Quốc không muốn tham gia vào một cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi không sợ chiến tranh thương mại. Nếu Mỹ muốn gia tăng căng thẳng, chúng tôi sẽ đáp trả và chiến đấu đến cùng”, ông Cảnh nói, cho biết Trung Quốc bỏ ngỏ khả năng đối thoại dựa trên sự bình đẳng giữa 2 bên.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang nhanh chóng vào tháng 5 khi ông Trump cáo buộc Bắc Kinh đã “nuốt lời hứa” sẽ thay đổi cấu trúc nền kinh tế trong nhiều tháng đàm phán trước đó.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi hàng loạt các vấn đề mà Washington quan ngại như hoạt động cưỡng ép chuyển giao công nghệ, chiếm đoạt bí mật thương mại của công ty Mỹ, từ bỏ hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp quốc doanh và mở cửa thị trường cho doanh nghiệp Mỹ.
Ngoài việc áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc hôm 10/5, Mỹ còn tiếp tục “chọc giận” Bắc Kinh khi đặt hãng viễn thông lớn nhất đất nước tỷ dân Huawei vào danh sách đen.
Ngày 11/6, ông Shi Yinhong, cố vấn hội đồng quốc gia Trung Quốc, cho rằng khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong đàm phán là quá lớn khi Washington yêu cầu sự thay đổi quyết liệt trong khi Bắc Kinh muốn có nhiều thời gian hơn.
Ông Shi nói rằng Mỹ đã đòi hỏi “hàng trăm sự thay đổi” trong luật pháp Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ và điều này đã khiến đàm phán giữa 2 bên đổ vỡ.
Cố vấn này nói rằng từ đầu tháng 5, Trung Quốc bắt đầu cho rằng thà không có thỏa thuận nào được đưa ra còn hơn là một thỏa thuận tệ. Hiện thời, Mỹ và Trung Quốc đang có định nghĩa trái ngược nhau về cái gọi là “thỏa thuận tốt”.
Theo Dân trí
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp