Trung Quốc bất chấp phán quyết của tòa, tiếp tục xây dựng ở Biển Đông
Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng ở Biển Đông bất chấp phán xét của tòa trọng tài |
7 ngày sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua cái gọi là đường chính đoạn ở Biển Đông, ngày 19/7 hãng Tân Hoa Xã dẫn lời tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tuyên bố trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Biển Đông nửa chừng. Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp!?”.
Ngô Thắng Lợi nói thêm, Bắc Kinh không thể chấp nhận bị đe dọa, và theo ông, “bất kỳ nỗ lực nào nhằm buộc Trung Quốc phải quy hàng thông qua việc phô diễn sức mạnh quân sự chỉ phản tác dụng”.
Lời tuyên bố trái ngang ngược và thách thức dư luận thế giới này được đưa ra trong lúc Trung Quốc tiến hành tập trận tại Biển Đông, và căng thẳng ngoại giao vẫn đang tăng lên.
Tuần trước Tòa trọng tài ở La Haye đã ra phán quyết, khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” 9 đoạn do Trung Quốc tự vạch ra vào thập niên 1940 bao trùm lên gần như toàn bộ Biển Đông, là không có cơ sở pháp lý.
Tòa án cũng cho rằng việc Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn là vi phạm luật pháp quốc tế. Trong khi cộng đồng quốc tế hoan nghênh phán quyết của tòa án và yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc chấp hành phán quyết của tòa, thì Bắc Kinh đã bác bỏ, cho rằng đó chỉ là “một mảnh giấy lộn”.
Mặc cho Trung Quốc gây áp lực lên các nước ASEAN để khối này không thể ra được thông cáo chung về phán quyết của Tòa Trọng Tài. Nhưng tờ Myanmar Times ngày 19/7/2016 cho biết, phá vỡ sự im lặng truyền thống trong vấn đề Biển Đông, Myanmar trong tuyên bố đầu tiên ngày 13/7 liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài đã kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo tờ báo, trong tuyên bố đề ngày 13/7/2016 về phán quyết của tòa án La Haye, Myanmar đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh các hành động đe dọa hay sử dụng vũ lực. Mặc dù Trung Quốc bác bỏ bản án, Myanmar vẫn luôn gắn bó với nguyên tắc tôn trọng luật pháp, kể cả trong quan hệ đối ngoại.
Myanmar không phải là nước có yêu sách chủ quyền về Biển Đông, nhưng khi làm chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014, đã tỏ ra cứng rắn hơn các chủ tịch tiền nhiệm đối với Trung Quốc. Các nhà quan sát nhận định, thông cáo của Myanmar là một trong những phản ứng tích cực nhất trong số các nước ASEAN về phán quyết của Tòa trọng tài.
Th.Long
AP, AFP, Reuters
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị