Trưng bày tư liệu quý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa lớn
Triển lãm giới thiệu các tư liệu bản đồ và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, là thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và bản đồ địa giới hành chính Việt Nam vừa mới ban hành.
Tổng số bản đồ, tư liệu trưng bày tại triển lãm gồm 58 bản đồ, 33 tư liệu, 31 sách, bài dự thi viết về Hoàng Sa, Trường Sa, 100 ảnh các đoàn công tác của TP Hà Nội ra thăm quần đảo Trường Sa và hoạt động của quân, dân trên đảo.
Trong đó, nhóm bản đồ, tư liệu được chia thành 4 mảng nội dung. Là hệ thống tư liệu, bản đồ của Việt Nam với 2 bản đồ cổ, 1 bản đồ hành chính quốc gia xuất bản năm 2013, các thư tịch, tài liệu chính thức của Nhà nước, như: Châu bản triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử, các công văn, giấy tờ hay ghi chép khách quan của những quan chức, viên chức, học giả.
Là bản đồ của Trung Quốc với 6 bản đồ khẳng định ranh giới cực Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam và một số tài liệu khác xác định các quần đảo giữa Biển Đông không thuộc về Trung Quốc, mà thuộc quyền cai quản của An Nam.
Những bản đồ của các nước phương Tây ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Bản đồ của các nước phương Tây gồm 49 bản đồ các nước Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hồng Kông khoảng thời gian 1626-1980, trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, nhóm bản đồ thương mại, hàng hải Châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Là các tư liệu về Hoàng Sa với hình ảnh, văn bản khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa trong nhiều hoạt động ngoại giao, kinh tế, khoa học….
Triển lãm là dịp để tuyên truyền sâu rộng trong đông đảo người dân thủ đô và bạn bè quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó khơi dậy hơn nữa lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của thủ đô. Đặc biệt, thế hệ trẻ cũng sẽ càng thêm tin yêu và tự hào về tổ quốc Việt Nam, và sẽ học tập phấn đấu không ngừng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ”.
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử diễn ra đến hết ngày 22/12.
Dưới đây là những hình ảnh PV Petrotimes ghi nhận tại triển lãm:
Tài liệu về Châu bản triều Nguyễn
Một phần bản đồ do Petrus or Pieter thực hiện, năm 1594
Bản đồ Trung Quốc và Brunma (nay là Myanma) thể hiện phần lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Xuất bản tại London (Anh), năm 1851
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với phần lãnh thổ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, trong atlas Trung Hoa bưu chính dự đồ, do Trung Hoa dân quốc tái bản năm 1933.
Nhiều tư liệu và hình ảnh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện tại
Trẻ em trên đảo Trường Sa lớn
Du khách nước ngoài đang xác định quần đảo Trường Sa trên tấm bản đồ cũ
Du khách nước ngoài xem các bản đồ, tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa được in thành sách
Người dân thủ đô tới xem triển lãm
Cảm xúc sau khi xem triển lãm của một khách tham quan ghi vào "Sổ cảm tưởng"
Nguyễn Hoan
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn