Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trẻ thì tốt quá chứ sao!

07:20 | 21/10/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Tín hiệu rất đáng mừng, đó là tại Đại hội Đảng của một số tỉnh đảng bộ vừa qua đã có những cán bộ trẻ được giao giữ các chức vụ quan trọng như bí thư tỉnh ủy. Số này hầu hết là dưới tuổi 40.

Nếu như không nhầm thì trong khoảng thời gian vài ba chục năm trở lại đây, hình như không có ai dưới tuổi 40 mà lại được giữ các chức vụ quan trọng là bí thư, phó bí thư tỉnh ủy.

tre thi tot qua chu sao
Hiện nay trong Quốc hội, tỷ lệ đại biểu trẻ chiếm 12,2%

Việc một loạt các cán bộ trẻ được giao trọng trách này đã chứng tỏ Đảng ta đang quyết tâm đổi mới về mọi mặt mà trong đó có công tác cán bộ. Và càng chứng tỏ rằng, Đảng đang rất tin vào lớp trẻ. Và cũng chứng minh Đảng ta đang “tuyên chiến” với lối đề bạt cán bộ theo kiểu “xếp hàng”, “tuần tự”.

Có thể nói đây là một bước đột phá trong công tác tổ chức của Đảng. Cán bộ có mạnh thì tổ chức mới mạnh. Tổ chức có mạnh thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Đây là điều mà sinh thời Bác Hồ luôn căn dặn.

Ấy vậy mà, đã có không ít kẻ kêu gào lên rằng chúng ta đang trở lại chế độ phong kiến, rằng đang đề bạt theo kiểu “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Rồi thậm chí có những kẻ còn gọi những cán bộ này là “Thái tử Đảng”.

Thật là những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi và đầy tính đố kỵ.

Chúng ta thừa hiểu rằng, không phải ai sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm lãnh đạo cao cấp đều có thể trưởng thành, đều trở thành những người kế vị.

Không phải “cha hổ” nào cũng sinh được “hổ tử” thực sự, mà cũng không ít người “cha hổ” đẻ ra “cẩu tử”.

Nhưng có một điều, đa số những người sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa thì bản thân người đó ngay từ nhỏ cũng đã thấm đẫm được nếp nhà và cách rèn rũa, giáo dục căn cơ. Và từ trong tâm khảm họ đều có ý thức là giữ gìn truyền thống của gia đình và đều nuôi cho mình một hy vọng, một ước mơ tiếp bước cha ông.

Thêm vào đó, họ sinh ra trong gia đình có cha mẹ làm lãnh đạo cao cấp thì ngay từ nhỏ họ cũng được tiếp thu một nền giáo dục, đào tạo và kể cả nền nếp gia phong của gia đình cũng tốt hơn. Chính vì vậy mà sau này khi bước vào đời, họ cũng có nhiều thuận lợi hơn.

Các cụ ta ngày xưa đã có câu “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Chắc chắn rằng, những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ làm lãnh đạo cao cấp thì họ cũng được thừa hưởng “gen lãnh đạo”.

Một vấn đề nữa, là bấy lâu nay chúng ta xem xét, tuyển chọn, đề bạt cán bộ thường qua rất nhiều tầng lớp, quy trình, thủ tục. Có thể nói là khắt khe, cẩn trọng và chặt chẽ.

Cái gọi là sự ưu ái đối với con cái các vị lãnh đạo thì cũng có. Nhưng, về cơ bản cũng không thể vượt qua những nguyên tắc tối thiểu theo quy định về công tác tổ chức đã đặt ra.

Ta có thể tạm ví như thế này, trong hai trường hợp được tuyển chọn, có trình độ ngang nhau, phẩm chất đạo đức như nhau, số phiếu tín nhiệm như nhau thì người ta dễ chọn con nhà có truyền thống. Đó cũng là điều bình thường.

Lịch sử nước ta qua các thời kỳ đã cho thấy chúng ta có rất nhiều những người được giao giữ trọng trách cao cấp từ khi còn rất trẻ. Đặc biệt là sau thời kỳ Cách mạng Tháng Tám và suốt thời gian dài trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Ai cũng biết một câu chuyện lịch sử nước ta, đó là Thánh Gióng mới có 3 tuổi đã nhổ bụi tre nhà đánh đuổi giặc Ân. Câu chuyện mang tính huyền thoại này phải chăng đã toát lên một điều, đất nước ta không phải không biết trọng dụng nhân tài. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, có những vị vua Trần chưa đến 30 tuổi đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt kháng chiến thắng lợi. Rồi như cụ Võ Nguyên Giáp, 37 tuổi đã được trao quân hàm Đại tướng. Rồi cụ Cù Huy Cận, 26 tuổi đã được cụ Hồ giao trọng trách là Bộ trưởng Bộ Canh Nông…

Nhưng rồi về sau này, chính căn bệnh “công thần” của một số cán bộ, đã khiến cho tư tưởng quan điểm về trẻ hóa cán bộ đã dần dần mai một. Hay nói một cách sòng phẳng hơn, một thời gian dài, trong công tác tổ chức, người ta không tin vào lớp trẻ. Chính vì vậy mà không ít các đơn vị cơ quan hiện nay, khi người lãnh đạo nghỉ thì đã gây ra sự hẫng hụt về cán bộ bởi không có sự tiếp nối một cách liên tục.

40 tuổi không phải là trẻ. Độ tuổi đã có những suy nghĩ chín chắn, đủ từng trải, đủ kinh nghiệm để có những quyết sách, nắm giữ những nhiệm vụ… Người 40 tuổi đã trọn vẹn sự thanh tỉnh và lý trí; đối ngoại, họ hiểu biết về xã hội; đối nội, họ hiểu bản thân mình; đối với bản thân, họ hiểu về trách nhiệm. 40 tuổi, cũng là thời kỳ mà mỗi con người có thể cống hiến nhiều nhất cho gia đình và xã hội.

Quy luật tất yếu của thời gian là: Tre già măng mọc. Vì thế, hãy cứ để những người trẻ giữ những chức vụ quan trọng, để họ cống hiến sức trẻ phục vụ đất nước. Cứ để họ bắt tay vào làm, nếu đến lúc mà không thể đáp ứng được nhu cầu, không gánh vác được trọng trách được giao phó thì chúng ta thay thế cũng có sao đâu!

Hãy lùi lại và cổ vũ cho cán bộ trẻ, đó là điều mà mỗi chúng ta nên làm ngay lúc này!

 

Nguyễn Như Phong

Năng lượng Mới 467