Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tranh cãi Pháp và Đức, Tây Ban Nha về hydro hạt nhân làm chậm đàm phán năng lượng tái tạo

07:08 | 11/02/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Reuters ngày 9/2/2023 đưa tin một cuộc tranh cãi mới đã nổ ra giữa Pháp với Đức và Tây Ban Nha (TBN) về năng lượng hạt nhân, trong đó Paris rất tức giận trước việc Berlin và Madrid không ủng hộ những nỗ lực của Pháp nhằm đưa hydro có nguồn gốc hạt nhân được dán nhãn là 'xanh' trong luật của Liên minh châu Âu (EU).
Tranh cãi giữa Pháp và Đức, TBN về hydro hạt nhân làm chậm đàm phán năng lượng tái tạo trong EU
Tranh cãi giữa Pháp và Đức, TBN về hydro hạt nhân làm chậm đàm phán năng lượng tái tạo trong EU: Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng đến Bảo tàng Picasso sau Hội nghị thượng đỉnh Tây Ban Nha-Pháp ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha, ngày 19/1/2023. Ảnh: REUTERS/Albert Gea

Tranh chấp này có thể ngăn cản việc xây dựng đường ống dẫn hydro trị giá hàng tỷ Euro từ Bán đảo Iberia qua Pháp đến Trung Âu, làm trì hoãn dự luật năng lượng xanh của châu Âu, và có thể lại gây tranh cãi tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu hôm thứ Năm (9/2).

Pháp đang dẫn đầu một chiến dịch thúc đẩy cho hydro được tạo ra bằng năng lượng hạt nhân, gọi là hydro "đỏ", được đưa vào các mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU, trong khi EU đang tập trung vào hydro xanh được tạo bằng năng lượng điện từ các nguồn tái tạo.

Paris cáo buộc Tây Ban Nha và Đức từ bỏ các cam kết mà các nhà lãnh đạo Pháp đã đưa ra tại các cuộc họp ở Barcelona và Paris, coi hydro nguồn gốc hạt nhân là năng lượng 'carbon thấp', năng lượng sạch.

Ít nhất sáu quan chức EU cho biết họ lo ngại tranh chấp có thể lan sang một loạt các chính sách khác, bao gồm hydro tái tạo hoặc carbon thấp, có khả năng gây trì hoãn các luật cần thiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của khối.

Dự án H2Med (BarMar)

Sau nhiều nỗ lực, tháng 10/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhất trí với dự án đường ống dẫn khí hydro giữa Barcelona và Marseille, một thỏa thuận được chính thức đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ở Barcelona tháng 1/2023.

Đức nhất trí về dự án sau Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức tại Paris vài ngày sau đó, trong đó, Berlin muốn nhập khẩu hydro từ Iberia, và xa hơn về phía nam khi Đức loại bỏ khí đốt của Nga.

Theo Paris, việc Macron bật đèn xanh cho dự án H2Med hay BarMar là để đổi lấy các cam kết của Tây Ban Nha và Đức về hydro đỏ. Các quan chức Pháp chỉ ra một tuyên bố chung được ký kết tại Barcelona có nội dung "Tây Ban Nha và Pháp nhận ra tầm quan trọng của việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hydro sạch được sản xuất từ ​​các nguồn năng lượng tái tạo và ít carbon".

Tại Madrid, các quan chức nói rằng cuộc tranh cãi này là một "sự hiểu lầm" và họ sẵn sàng linh hoạt đối với hydro đỏ trong các luật khác, chẳng hạn như chỉ thị về thị trường khí đốt, nhưng không phải trong dự luật năng lượng tái tạo.

"Hydro đỏ không thể tái tạo được vì hạt nhân không phải là năng lượng có thể được coi là như vậy. Điều đó là không thể", một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Tây Ban Nha nói với Reuters.

Lập trường của Berlin dường như phản ánh lập trường của Madrid. Một quan chức Đức có hiểu biết về các cuộc đàm phán cho biết: “Tôi nghi ngờ rằng đã từng có một lời hứa chính thức rằng hydro đỏ sẽ được chấp nhận là “xanh” nếu đường ống dẫn khí từ Tây Ban Nha được thực hiện”.

Tổng thống Pháp Macron nói đưa vấn đề này ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào thứ Năm, Hai quan chức châu Âu cho biết Tổng thống Macron có thể đe dọa chặn đường ống để trả đũa. Một quan chức từ một quốc gia Nam Âu cho biết rõ ràng là Pháp sẽ chỉ đồng ý cho BarMar nếu họ có thể sử dụng đường ống này trong tương lai để gửi hydro (đỏ) của mình tới Iberia. "Vấn đề là nếu không có Pháp thì sẽ không có BarMar," nguồn tin nói thêm.

Các mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU (Chỉ thị RED 3)

Hydro là trọng tâm trong các kế hoạch khử cacbon của ngành công nghiệp nặng của châu Âu, với việc Ủy ban châu Âu cho biết mục tiêu hydro xanh của họ cần khoản đầu tư lên tới 300 tỷ Euro vào sản xuất điện tái tạo mới.

Tuần trước, Bộ trưởng năng lượng của Pháp Agnes Pannier-Runacher cho biết các cuộc đàm phán về các mục tiêu năng lượng tái tạo mới của EU, trong đó có dự luật được gọi là Chỉ thị RED-3, không đạt kết quả tốt.

EU đang cập nhật luật thị trường khí đốt của mình để tích hợp nhiều hydro hơn vào lưới điện và có kế hoạch đề xuất một "ngân hàng hydro" để tài trợ cho các dự án mới. Pháp muốn điều này bao gồm hydro đỏ nhưng trước tiên nó phải được xếp là có thể tái tạo.

Các cuộc đàm phán về Chỉ thị RED-3 với Nghị viện EU đã bị hoãn lại trong tuần này vì Ủy ban Châu Âu vẫn chưa thống nhất được định nghĩa về hydro "tái tạo". Một nhà ngoại giao EU cho biết "Đó không phải là vấn đề kỹ thuật. Đó là một vấn đề chính trị"./.

Thanh Bình