“Trách nhiệm của Việt Nam là câu trả lời thuyết phục nhất!”
PV: Với tư cách là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về việc chúng ta trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền vào thời điểm hiện tại?
TS Trần Văn Hằng: Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng… Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.
TS Trần Văn Hằng
PV: Lâu nay, một số thế lực thù địch vẫn vin vào cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam để tuyên truyền phản động, không đúng về chế độ ta. Việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền liệu có làm thay đổi nhận thức trên không, thưa ông?
TS Trần Văn Hằng: Điều đó chứng tỏ chúng ta đã hội nhập quốc tế sâu, rộng và nó thể hiện quá trình đó thể hiện thành tựu rất to lớn đối với việc chúng ta bảo vệ, đảm bảo quyền con người. Ý nghĩa quan trọng nhất khi chúng ta trúng cử vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đó là các thế lực phản động đang hoạt động rất ráo riết để tẩy chay, thậm chí dựng nên nhiều vụ việc để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ về vấn đề vi phạm nhân quyền. Thế nhưng những tiếng nói đấy là những tiếng nói đơn độc và không thể hiện sự thật trong vấn đề bảo đảm quyền con người mà Đảng và Nhà nước ta đã bảo đảm trong thời gian qua.
PV: Sự kiện trên có giá trị khích lệ như thế nào với công tác nhân quyền nhân đạo của chế độ ta vốn đã được triển khai sâu rộng lâu nay, thưa ông?
TS Trần Văn Hằng: Một vấn đề cụ thể là trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 chúng ta đang thảo luận, chuẩn bị thông qua thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng. Trước đây, chúng ta chỉ nêu ở phần sau, bây giờ chúng ta đặt hẳn một chương về quyền con người, mà đó là xu hướng của thế giới, bao giờ họ cũng đặt mục tiêu bảo đảm quyền con người là trên hết.
Vấn đề thứ 3, trong các vấn đề quyền con người, phải nói rằng, Đảng, Nhà nước chúng ta rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Đó là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, mặc dù thời gian qua kinh tế xã hội hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo ở mức cao.
Vấn đề thứ 4, đó là trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo chúng ta đã thực hiện rất thành công và được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia đạt thành tựu rất khá, đáp ứng các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo này cũng là một trong những cái bảo đảm quyền con người bình đẳng. Mọi công dân đều bình đẳng đối với đời sống xã hội thì chính sách an sinh xã hội chúng ta bảo đảm xóa đói giảm nghèo cũng là nội dung thể hiện được vấn đề như thế.
PV: Chúng ta có gặp khó khăn như thế nào để nhận được số phiếu ủng hộ cao nhất lần này không, thưa ông?
TS Trần Văn Hằng: Khi chúng ta ứng cử, trước thời gian đấy có rất nhiều lực lượng tung lên mạng, rồi đưa lên các phỏng vấn tập trung các đối tượng phản động tập trung kích động để giảm uy tín của ta. Thế nhưng, các đoàn của quốc tế, đặc biệt là thực hiện đối thoại về vấn đề nhân quyền chúng ta thực hiện với Mỹ, các nước Bắc Âu, EU, họ đã vào Việt Nam, thực tế đối thoại và họ đều khẳng định rằng, vấn đề này có tiến bộ vượt bậc. Chính vì thế, trong cuộc bỏ phiếu vừa qua chúng ta đạt số phiếu rất cao. Đó là thành công rất lớn trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, tức là bảo đảm quyền con người của chúng ta.
Vào ủy ban này, chúng ta là một thành viên của ủy ban nên sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới hiểu rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia được thể hiện thế nào và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam, vì hiện nay nhận thức, hiểu biết về quyền con người của các thế lực rất khác nhau. Bây giờ muốn hiểu được phải chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng thực tế của đất nước.
Góp phần cho thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam. Trước đây chúng ta không ở trong thành viên, chúng ta chỉ ở ngoài, họ đưa ra các nghị quyết chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta ở đó rồi thì chúng ta có quyền phát biểu, chúng ta chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế, cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam.
PV: Vậy, thời gian tới chúng ta cần triển khai những công việc cụ thể nào, thưa ông?
TS Trần Văn Hằng: Khi chúng ta vào được là vấn đề rất đáng khích lệ, nhưng phát huy vai trò ở đó, đồng thời bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, tôi thấy một trong những vấn đề khi chúng ta thông qua Hiến pháp rồi thì phải ban hành một loạt luật để cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp. Một trong những quyền con người trong Hiến pháp đó là quyền sống, quyền sản xuất kinh doanh, quyền học hành và chính sách an sinh xã hội thì chúng ta làm tốt rồi còn các luật khác sẽ được cụ thể hóa. Trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2014 sẽ thông qua một loạt luật để cụ thể hóa Hiến pháp. Từ đó các bộ, ngành phải phấn đấu rất mạnh để cụ thể hóa chủ trương, chính sách thể hiện trong Hiến pháp, làm sao bảo đảm quyền con người ngày một tốt hơn và phát triển hơn.
Như tôi đã nói, đúng là do tác động của một số thế lực, phần tử và đối tượng nên đã có tình trạng nhận thức không đúng về Việt Nam, muốn Việt Nam không tham gia. Trên thực tế, hằng năm chúng ta rất tích cực đối thoại nhân quyền, chúng ta mở cửa sẵn sàng đối thoại chứ không e ngại cái gì cả.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Lê Tùng (thực hiện)
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo