TP HCM xử lý tốt thông tin về dịch tả lợn châu Phi
Trưa 12/6, ông Lê Minh Hải - Phó trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm (QLATTP) TP HCM vừa phát đi công văn gửi 24 quận huyện về việc tăng cường các biện pháp khẩn cấp trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn TP HCM. Đây là một trong những chir đạo kịp thời và mới nhất mà Ban QLATTP thực hiện trong chiến dịch phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
TP HCM luôn tiên phong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Theo Ban QLATTP, hiện TP đang đối phó tình huống 3 - xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các hộ chăn nuôi. Ban QLATTP đề nghị UBND của 24 quận huyện khẩn trương thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến, kho bảo quản, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể thực hiện cam kết không vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch để kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Mặt khác, Ban QLATTP đã liên tục truyền thông kịp thời, đầy đủ để cung cấp các thông tin với nội dung tích cực, rõ ràng, chính xác, nhất quán và minh bạch các vấn đề về an toàn thực phẩm. Xử lý kịp thời các thông tin trái chiều, thiếu chính xác gây hoang mang cho cộng đồng... Khuyến cáo các cơ sở sử dụng nguồn thịt lợn đảm bảo nguồn gốc, có kiểm soát của cơ quan thú y, không gây biến động thị trường.
Đội Quản lý an toàn thực phẩm liên quận huyện trực thuộc Ban QLATTP cũng tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ truyền thống, chợ tự phát, chợ tạm, nhằm quản lý chủ động chặt chẽ nguồn động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về TP tiêu thụ...
Cũng theo Ban QLATTP TP HCM, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vận chuyển, kinh doanh thịt lợn, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
Thịt lợn sạch rõ nguồn gốc xuất xứ tại chợ Hóc Môn - TP HCM. |
Trước đó ngày 10/6, tại hộ chăn nuôi lợn của bà Lê Thị Ngọc Cẩm (P.Phú Hữu, Q.9), cơ quan chức năng giám sát phát hiện đàn lợn có triệu chứng điển hình của dịch tả lợn châu Phi. Cơ quan thú y TP đã lấy mẫu gửi xét nghiệm tại Chi cục Thú y Vùng 6.
Ngày 11/6, kết quả xác định các mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP đã phối hợp với UBND P.Phú Hữu và UBND Q.9 tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn và thức ăn thừa tại địa điểm xa vùng dân cư của Thành phố.
TP HCM đang áp dụng các biện pháp để ứng phó dịch tả lợn châu Phi trong tình huống 3: Xử lý tiêu hủy lợn bệnh và lợn tiếp xúc mầm bệnh; biện pháp khoanh vùng ổ dịch; biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; biện pháp kiểm soát vận chuyển heo và sản phẩm thịt lợn; biện pháp giám sát và cảnh báo dịch bệnh. Trong tình huống này, TP sẽ hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. |
Tùng Phong
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp