TP HCM: Cử tri bức xúc vấn đề dân sinh
'Cán bộ có tư tưởng an phận' |
Toàn cảnh kỳ họp lần 20 HĐND TP HMC khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016. |
Các ý kiến của cử tri liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nổi bật là tình hình mất Vệ sinh an toàn thực phẩm và vấn nạn kẹt xe gia tăng.
Vấn đề an toàn thực phẩm làm nóng nghị trường
Mở đầu phiên chất vấn, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP đề nghị các đại biểu, cơ quan được chất vấn phải đi thẳng vào vấn đề theo các hướng vì sao thực hiện Nghị quyết HĐND đặt ra không đạt yêu cầu? Trách nhiệm như thế nào? Hướng giải quyết ra sao?
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định, chất vấn ở đây không phải là đi đến cùng, bắt bí mà để làm rõ trách nhiệm và đưa ra giải pháp. Từ các chất vấn, có thể kỳ họp tới HĐND TP HCM đi sâu vào một số vấn đề mà thấy kết thúc nhiệm kỳ cần có thêm Nghị quyết về một số vấn đề trọng tâm mà mà đại biểu quan tâm.
Đại biểu Phạm Hưng Út đặt vấn đề trực tiếp với Sở Công Thương về tình hình lượng thực phẩm tại siêu thị được kiểm soát như thế nào? Tại các chợ truyền thống, Khu công nghiệp thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã ở mức báo động. Đại biểu Lâm Thiếu Quân nêu lên vấn đề, các biện pháp lãnh đạo TP đưa ra mới chỉ là chữa bệnh, chưa mang tính chất phòng bệnh, ngăn ngừa.
Các đại biểu đề nghị chính quyền TP cần sớm có một “nhạc trưởng” để thống nhất chương trình hành động chung, mang tính đồng bộ với hàng loạt sở, ngành có liên quan. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thông cảm với những bức xúc của các đại biểu về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được quan tâm đúng mức để giải quyết cho rốt ráo.
Bà Tâm đặt câu hỏi: “Vấn đề toàn dân thành phố lo, Thành ủy chỉ đạo quyết liệt, vậy hành động của các sở ngành làm sao bảo đảm niềm tin cho người dân?”
Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công Thương đã trả lời chất vấn: “Hiện đã có 5 doanh nghiệp của TP công bố 246 điểm bán thực phẩm an toàn. Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp này dám cam kết, vì gắn với uy tín, thương hiệu và danh dự người quản lý. Doanh nghiệp đã gặp nơi sản xuất, cung ứng, kiểm tra quy trình chặt chẽ mới đi đến 1 cam kết như vậy”.
Trên cơ sở 246 điểm bán thực phẩm an toàn, Sở Công Thương sẽ nhân rộng mô hình và tiếp tục phối hợp các sở ngành, triển khai rộng ở các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện lợi. Tham gia phần chất vấn, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP HCM đề nghị các sở, ngành liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến, chất vấn của các đại biểu và coi đó là kim chỉ nam trong chương trình hành động tới đây.
Ông Liêm đánh giá, phải làm nhiều hơn nữa để bà con, cử tri hài lòng. Năm 2015 và 2016 tới đây, TP sẽ lấy là năm Vệ sinh an toàn thực phẩm và coi là vấn đề trọng tâm của cả năm. Phần thiếu hụt mặt hàng tươi sống, TP ưu tiên nguồn rau đến từ Lâm Đồng, thịt từ các tỉnh lân cận đã có thương hiệu và có ký phối hợp với TP về Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Lê Thanh Liêm phân tích, chính vì chế tài quá nhẹ cũng là một nguyên nhân khiến những kẻ đang đầu độc cộng đồng và xã hội không chùn tay mà vấn đề này lại thuộc thẩm quyền giải quyết của trung ương.
Vấn đề ùn tắc giao thông, an toàn giao thông gây bức xúc dư luận
Liên quan đến vấn đề giao thông, các đại biểu chất vấn lãnh đạo TP HCM liên quan đến năng lực giao thông của TP. Đại biểu Nguyễn Văn Lâm đặt câu hỏi: “Chỉ tiêu chính trong vận tải hành khách năm 2015 chưa đạt, biện pháp trợ giá trong năm tới như thế nào?”. Đại biểu Nguyễn Văn Tùng nêu vấn đề: “Ở quận 8 có trên dưới 15 cầu lớn nhỏ với nhiều tiềm ẩn tai nạn giao thông như Chánh Hưng, nếu ôtô chạy qua thì xe gắn máy không có đường đi và một phương tiện mất thắng thì gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM trả lời, việc triển khai các phương tiện vận tải công cộng rất khó khăn. Để giảm ùn tắc, chính quyền đưa ra giải pháp là xe buýt công cộng nhưng lượng khách quá ít. Sở Giao thông Vận tải vừa phát triển phương tiện công cộng vừa phải kiểm soát xe cá nhân và chủ yếu là xe gắn máy, nhưng ôtô cá nhân cũng tăng nhanh.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP trả lời chất vấn. |
Theo thống kê, TP HCM có hơn 7,5 triệu xe gắn máy lưu thông và đây là áp lực lớn cho hạ tầng giao thông. Đối với vấn đề cơ sở hạ tầng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP HCM cũng tỏ ra băn khoăn, nếu giảm phương tiện cá nhân thì phương tiện công cộng phải như thế nào để thu hút người dân?
Đại biểu Thích Thiện Tánh đặt vấn đề về tình trạng ùn tắc giao thông đối với các phương tiện xe buýt vì kích thước lớn di chuyển trong những tuyến đường chật cũng là một nguyên nhân cản trở các phương tiện khác. Mỗi năm, TP HCM đã chi ra một khoản ngân sách lớn để trợ giá xe buýt trong khi lượng người đi xe buýt không nhiều như kỳ vọng cũng gây bức xúc lớn.
Đại biểu Thích Thiện Tánh đề nghị Sở Giao thông Vận tải cần xem lại chính sách trợ giá và khuyến khích người dân đi xe buýt. Đồng thời ông cũng đề xuất ý tưởng triển khai xe buýt cỡ nhỏ 25 chỗ ngồi để tiết kiệm không gian và tạo sự linh hoạt trong di chuyển.
Ngày 11/12, HĐND TP HCM tiếp tục làm việc với phần bầu chọn các chức danh Chủ tịch UBND TP HCM, 2 chức danh Phó Chủ tịch và nhiều chức danh quan trọng khác trong HĐND.
Đại biểu Đà Nẵng đề nghị đặt tên cầu Nguyễn Bá Thanh Trong phiên thảo luận thông qua Nghị quyết HĐND TP Đà Nẵng khóa 8, nhiều đại biểu đã đề xuất ý kiến đặt tên đường, tên cầu Nguyễn Bá Thanh nhằm tri ân công lao vị cố Bí thư Thành ủy. |
'Cán bộ có tư tưởng an phận' “Một số đại biểu dân cử, kể cả Quốc hội khi gần cuối nhiệm kỳ, có những biểu hiện thờ ơ trong hoạt động, có tư tưởng an phận”. |
Kỳ họp 20 HĐND TP HCM sẽ bầu các chức danh quan trọng Kỳ họp thứ 20 HĐND TP HCM diễn ra trong bối cảnh sau khi Đại hội Đảng bộ thành phố thành công tốt đẹp và trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. |
Đỗ Hưng
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới