Tổng thư ký OPEC cảnh báo nguy hiểm khi thiếu đầu tư vào ngành dầu mỏ
Tổng thư ký OPEC: Thiếu đầu tư vào dầu mỏ gieo mầm cho các cuộc khủng hoảng năng lượng |
IEA: Thế giới không cần thêm dự án nhiên liệu hóa thạch lớn trong kịch bản phát thải ròng bằng 0 |
Ảnh minh họa |
Ông cảnh báo rằng thiếu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ là một hành động “nguy hiểm”.
Ông nói: “Bằng cách đầu tư không đủ, chúng ta thực sự đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng… Nếu không có [khoản đầu tư] này, tôi nghĩ có nhiều khả năng cao rằng giá cả và sự biến động sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng”.
Dầu thô Brent đã tăng 29% kể từ mức thấp vào giữa tháng 6 và tuần trước giao dịch gần 97 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái - chủ yếu do việc cắt giảm sản lượng kéo dài của Ả Rập Xê-út và Nga.
Khi được hỏi liệu dầu có lên tới 100 USD/thùng như một số nhà phân tích đưa ra hay không, ông Al Ghais cho biết OPEC không dự báo giá nhưng “các yếu tố có thể dẫn đến con số này… đã tồn tại một thời gian và tiếp tục duy trì - đáng chú ý nhất là việc thiếu đầu tư vào ngành dầu mỏ mà chúng ta đã thấy.”
Ông nói thêm: “Tôi tin rằng điều quan trọng là thế giới phải hiểu đúng việc này. Bằng cách đầu tư không thỏa đáng, chúng ta thực sự đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng - thế giới sẽ cần ít nhất 12 nghìn tỷ USD đầu tư trên toàn cầu cho ngành dầu mỏ từ nay đến năm 2045.”
Ông nói thêm rằng tăng trưởng dân số và kinh tế có nghĩa là nhu cầu năng lượng trong tương lai của thế giới sẽ “không có cách nào” có thể được đáp ứng chỉ bằng năng lượng tái tạo hoặc hydro.
“Chúng ta phải đảm bảo rằng thế giới có đủ năng lượng – những nguồn năng lượng ổn định, giá cả phải chăng, đáng tin cậy và không bị gián đoạn,” Tổng thư ký nói.
Bình luận này được đưa ra chỉ một tuần sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng nhu cầu toàn cầu về dầu, khí đốt tự nhiên và than đá có thể đạt đỉnh vào năm 2030.
IEA đã kêu gọi dừng chi tiêu cho các dự án dầu khí mới ngay lập tức nếu thế giới có cơ hội giảm lượng khí thải đang làm nóng hành tinh về 0 vào năm 2050 trên cơ sở bù trừ, có tính đến tất cả lượng khí thải được tạo ra và loại bỏ khỏi khí quyển.
Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, nói với các phóng viên vào tuần trước rằng, mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ về năng lượng tái tạo trên toàn thế giới, nhưng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp vẫn là một “nhiệm vụ nặng nề.”
Theo dự báo của IEA, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu phải giảm 25% vào năm 2030 so với mức hiện tại.
Ông Al Ghais nhấn mạnh rằng việc đạt được mục tiêu cắt giảm đó sẽ là một “thách thức vĩ đại” vì mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong tỷ lệ nhu cầu năng lượng toàn cầu hầu như không đổi trong suốt 30 năm qua.
Đỗ Khánh
CNN
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng