Toàn cảnh chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc (Kỳ 1)
>> Trung Quốc: Tên lửa đạn đạo mới có thể bắn tới Mỹ?!
>> Mỹ chuẩn bị kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc?
Trung Quốc cho biết việc phóng thử nghiệm hôm 27/1/2013 mang "tính phòng vệ và không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào"
Từ lâu Bắc Kinh vẫn thường xuyên kịch liệt phản đối các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ với lý do các chương trình đó sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Trung Quốc, do đó Bắc Kinh không theo đuổi các khả năng tương tự.
Nhưng đáng tiếc, trong khi các quan chức Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Mỹ tiến hành các nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến chương trình phòng thủ tên lửa, Trung Quốc đã và đang phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa riêng của họ.
Thực tế, trong 3 năm qua Bắc Kinh đã tiến hành 2 vụ thử phương tiện đánh chặn của chương trình phòng thủ tên lửa và các nhà phân tích Trung Quốc đã đề xuất một số phương hướng phát triển chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Ngày 11/1/2010, các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã tiến hành thử thành công phương tiện đánh chặn đầu tiên của chương trình phòng thủ tên lửa. Trong cuộc họp báo ngày hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định vụ thử phương tiện đánh chặn tên lửa của Trung Quốc đã đạt được mục tiêu như đã định.
Để phân biệt vụ thử phương tiện đánh chặn tên lửa lần thứ nhất với vụ thử vũ khí chống vệ tinh (ASAT) tháng 1/2007 của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết thêm: vụ thử phương tiện đánh chặn của chương trình phòng thủ tên lửa đã không để lại bất cứ mảnh vỡ nào trong không gian hoặc đe dọa sự an toàn của các con tàu vũ trụ đang hoạt động trên quỹ đạo. Kế hoạch truyền thông chiến lược của Bắc Kinh sau vụ thử phương tiện đánh chặn tên lửa tháng 1/2010 rõ ràng là một phát triển mới so với sự lúng túng và im lặng của Bắc Kinh sau vụ thử ASAT tháng 1/2007, nhưng các tuyên bố chính thức và không chính thức của Trung Quốc vẫn đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng chưa được trả lời.
Vật thể lạ phát sáng trên bầu trời Trung Quốc hôm 13/5 được Mỹ xác định là một tên lửa diệt vệ tinh
Sau vụ thử phương tiện đánh chặn tên lửa lần 2 được tiến hành tháng 1/2013, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc chỉ đưa tin tóm tắt và xác nhận vụ thử đã được thực hiện. Bên cạnh đó, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng chỉ tiết lộ một số ít thông tin về kết quả và hầu như không nhắc đến lý do Trung Quốc phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa. Theo bản tuyên bố, Trung Quốc “một lần nữa tiến hành vụ thử phương tiện đánh chặn tên lửa giữa hành trình có căn cứ trên mặt đất trên lãnh thổ Trung Quốc”. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định bản chất của vụ thử chỉ là phòng thủ, không nhằm vào bất cứ nước nào và đạt được mục tiêu đã định.
Một chủ đề đáng quan tâm trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc là tính phức tạp về kỹ thuật của các vụ thử của chương trình phòng thủ tên lửa Trung Quốc. Như một bản tin của Tân Hoa Xã cho hay, các vụ thử thể hiện công nghệ rất phức tạp trong việc phát hiện, theo dõi và phá hủy một tên lửa đạn đạo đang bay trong không gian vũ trụ”.
Bản tin khẳng định vụ thử chống tên lửa thành công cùng với hàng loạt tiến bộ của các thiết bị quân sự khác, trong đó có vụ thử hàng không mẫu hạm đầu tiên trên biển của Trung Quốc và chuyến bay thử nghiệm của một máy bay vận tải lớn, tất cả phản ánh sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ngoài ra, một số phương tiện truyền thông còn lên tiếng ca ngợi Trung Quốc tiết lộ các vụ thử như một dấu hiệu cho thấy “tính minh bạch về các vấn đề quân sự ngày càng tăng” của Trung Quốc. Nhưng thực tế các báo cáo chính thức của Bắc Kinh không hề đề cập đến lý do chiến lược mà Trung Quốc đã và đang đầu tư vào công nghệ phòng thủ tên lửa và các kế hoạch thử nghiệm trong tương lai của quân đội Trung Quốc hoặc ý đồ của Bắc Kinh trong việc triển khai hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa.
(Còn tiếp)
H.Phan (Tổng hợp)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn