Tình hình nước Mỹ trước bầu cử quốc hội giữa kỳ
Nước Anh bắt đầu một thời kỳ bất ổn mới? |
Lần đầu tiên người dân Crimea bầu cử Quốc hội Nga |
Tiêu chí nào để sàng lọc ứng viên đại biểu Quốc hội? |
Tổng thống Trump và phu nhân đặt đá tưởng niệm trước giáo đường Tree of Life tại Pittsburgh, Pennsylvania, ngày 30/10 |
Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump đang có dấu hiệu suy yếu, trong khi đảng Dân chủ nhân dịp này đang hy vọng giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội để kiềm chế quyền hành và các quyết sách khó lường của Tổng thống Trump.
Chiến dịch vận động tranh cử đang bước vào chặng cuối gay cấn và có phần khốc liệt. Đích thân ông Donald Trump những ngày qua đã liên tiếp tới hết bang này đến bang khác vận động cử tri bầu cho đảng của mình, cứ như chính ông là ứng cử viên. Báo Le Fiagro của Pháp ra ngày 31/10 có bài: “Trump, ứng viên trưởng giữa kỳ”. Tờ báo nhận xét: “Cho dù không có tên trong phiếu bầu, ông Trump vẫn tham gia rất nhiều vào chiến dịch vận động tranh cử. Ông đã liên tiếp có mặt ở 15 cuộc tập hợp cử tri trong tháng 10, nếu tính từ mùa hè này là khoảng 30 cuộc, để truyền năng lượng đến hàng trăm triệu người ủng hộ trên khắp cả nước”. Le Figaro dẫn lời cựu phát ngôn viên Hạ viện, Newt Gingrich, một người thân cận với ông Trump nói: “Đây là chiến dịch tranh cử tổng thống thứ 2. Ông Trump áp đặt sự thống trị ở đảng Cộng hòa kiên quyết hơn bất kỳ tổng thống nào thời hiện đại”.
Nhiều tờ báo Pháp đều chung nhận định là kỳ bầu cử giữa kỳ lần này đang chia rẽ sâu sắc nước Mỹ, chưa từng có, như ghi nhận của một bài viết khác của Le Figaro: “Hai nước Mỹ xâu xé nhau trong bầu không khí của một cuộc nội chiến”. Theo tờ báo, các chia rẽ của nước Mỹ không phải là mới. Những năm 1960 và 1970, nước Mỹ đã bị chia rẽ về vấn đề các quyền công dân, rồi về cuộc chiến tranh Việt Nam, sự chia rẽ khi đó làm dấy lên hàng trăm vụ khủng bố nội địa và cao điểm là vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Tờ báo viết tiếp: Các đời Tổng thống Reagan, Clinton và Bush cũng biết đến những cuộc đấu đá dữ dội. Nhưng lần này, khi cuộc bầu cử giữa kỳ định hình thì nước Mỹ bị trấn động vì các vụ bạo lực. Đó là hàng loạt bom thư gửi đến nhà Obama, Clinton, rồi tiếp đó là vụ xả súng kinh hoàng trong nhà thờ Do Thái ở Pittsburgh. Nhiều nhà quan sát lúc này nhìn thấy ở ông Trump “một con người đã phá vỡ giới hạn, khơi dậy phần ác trong một bộ phận cực hữu”. Phía đảng Dân chủ thì không ngần ngại chỉ đích danh Tổng thống Trump “là người đã chia rẽ nước Mỹ một cách có chủ ý”.
Vẫn liên quan đến Tổng thống Donald Trump, nhưng trong một hồ sơ quốc tế, tờ Les Echos trở lại với quyết định Mỹ rút ra khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí tầm trung, qua bài phân tích của Dominique Moisi, chuyên gia về chính trị thế giới của Viện nghiên cứu Quốc tế Pháp (Ifri).
Với tựa đề “Trump mạo hiểm tái phát động phổ biến vũ khí hạt nhân”, bài viết nhận định, từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh và khủng bố Hồi giáo cực đoan dâng cao, nguy cơ hạt nhân đã trở nên trừu tượng, không thực tế. Nhưng bằng đe dọa rút khỏi thỏa thuận 1987 về các tên lửa tầm trung, ông Trump lại làm cho mối nguy hạt nhân trở thành một thực tế đáng sợ.
Tác giả khẳng định “phát động trở lại dù là gián tiếp, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chẳng phải khuyến khích các nước như Triều Tiên, Iran và đừng quên cả Trung Quốc, hay cả Nga nữa hay sao? Đó chẳng phải là lý do để Điện Kremlin bật đèn xanh chạy đua vũ khí hạt nhân?”.
G.K
AFP
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng