Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin Thị trường: Thế giới chưa đủ khả năng thay thế nguồn cung dầu Nga

14:00 | 24/02/2022

1,039 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thế giới chưa đủ khả năng thay thế nguồn cung dầu Nga; giá nhiên liệu hàng hải tăng kéo theo nhiều hệ lụy...
Tin Thị trường: Thế giới chưa đủ khả năng thay thế nguồn cung dầu Nga

Giá nhiên liệu hàng hải tăng mạnh

Giá nhiên liệu tàu biển đã leo lên gần mức cao kỷ lục vào đầu tháng này, với mức trung bình đối với giá dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp tăng 55% trong 12 tháng đạt 731,50 USD/tấn. Kể từ đó, giá cả vẫn tiếp tục tăng hơn nữa.

Theo dữ liệu của Ship & Bunker, giá trung bình cho VLSFO trong số 20 cảng hàng đầu thế giới là 740 USD/tấn. VLSFO là nhiên liệu hàng hải được sử dụng rộng rãi nhất.

Điều này đang trở thành một nguyên nhân gây lo ngại vì chi phí nhiêu liệu cao hơn sẽ kéo theo chi phí vận tải biển lên cao.

Với phần lớn thương mại toàn cầu phụ thuộc hoàn toàn vào vận tải hàng hải, chi phí cao hơn đang gây thêm áp lực lạm phát đáng kể.

Thế giới chưa đủ khả năng thay thế dầu Nga

Dmitry Marinchenko, Giám đốc cấp cao về Tài nguyên và Hàng hóa tại Fitch mới đây nói với giới truyền thông rằng thị trường dầu sẽ không thể thay thế được dầu của Nga, vốn chiếm 10% nguồn cung toàn cầu.

Theo chuyên gia của Fitch, khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang có thể đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng.

Đầu ngày 22/2, giá dầu đã tăng gần 100 USD/thùng, với dầu thô Brent chạm mức cao nhất trong bảy năm là 99 USD trước khi giảm xuống 97 USD sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và triển khai quân đội gìn giữ hòa bình tại khu vực.

Leo thang căng thẳng hơn nữa có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt, qua đó làm hạn chế xuất khẩu dầu của Nga - điều có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng, nhật báo Kommersant dẫn lời ông Marinchenko cho biết.

Vai trò của Australia trong sự bùng nổ của thị trường LNG châu Á

Australia có kế hoạch đầy tham vọng về xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Á, nơi nhu cầu về nhiên liệu siêu lạnh dự kiến ​​sẽ tăng hơn 500% vào năm 2050, khi khu vực này chuyển từ than đá sang nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm hơn.

Hãng Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên và Nước Australia, Keith Pitt cho biết, Australia sẽ tận dụng sự tăng trưởng của thị trường giao ngay toàn cầu.

Australia là một trong ba nhà xuất khẩu LNG hàng đầu trên toàn cầu, cùng với Qatar và Mỹ. Theo chính phủ Australia, nước này hiện nên tập trung vào bảy thị trường tại châu Á, bao gồm Indonesia, Bangladesh và Việt Nam. Ngoài ra, nước này cũng sẽ tiếp tục cung cấp cho các thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bình An