Tin Thị trường: Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
BP đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dầu mỏ của Mỹ
BP cho biết sẽ tăng đầu tư vào dầu khí trên đất liền ở Mỹ từ 1,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 2,4 tỷ USD vào năm 2023 - tăng 1%. Còn ở ngoài khơi, Vịnh Mexico, BP cho biết có kế hoạch đầu tư tổng cộng 7 tỷ USD vào năm 2025, so với 10 tỷ USD đầu tư trong 5 năm qua. Tuy nhiên, trong khi số tiền đầu tư sẽ tăng lên, BP cũng ghi nhận việc giảm kế hoạch khai thác ở Vịnh Mexico từ 400.000 thùng/ngày xuống 350.000 thùng/ngày.
Ở Vịnh Mexico, BP có 4 giàn khai thác dầu nước sâu, với giàn thứ năm, Argos, sẽ bắt đầu hoạt động lần đầu tiên vào cuối năm nay như một phần của dự án Mad Dog 2.
Một số dự án mới đang được tiến hành, bao gồm dự án mở rộng trị giá 1,3 tỷ USD tại mỏ Atlantis ở Vịnh Mexico, dự án khai thác Mad Dog 2 trị giá 9 tỷ USD và dự án mở rộng tại mỏ Thunder Horse.
Theo "Báo cáo đầu tư vào Mỹ" của BP được công bố hôm 4/1, công ty có sự hiện diện ở Mỹ lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và đã đầu tư hơn 135 tỷ USD kể từ năm 2005, hỗ trợ gần 250.000 việc làm cho người Mỹ và đóng góp khoảng 60 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia vào năm 2021.
Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
Theo Bloomberg, sự gia tăng nhanh chóng trong việc xuất khẩu LNG của Mỹ ra nước ngoài đã đưa nước này bước lên vị trí ngang bằng với nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới Qatar. Bloomberg cho biết, cả hai quốc gia đã xuất khẩu 81,2 triệu tấn nhiên liệu siêu lạnh vào năm 2022.
Ngoài ra, Mỹ có thể đã vượt Qatar nếu không phải vì vụ hỏa hoạn làm đóng cửa cơ sở Freeport LNG vào giữa năm 2022 và khiến nó ngừng hoạt động trong thời gian còn lại của năm. Trong trường hợp Freeport LNG còn hoạt động, tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ đạt 86 triệu tấn, Rystad Energy cho biết vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, khi Freeport LNG khởi động lại, Mỹ có thể thấy xuất khẩu LNG tăng 11%, Rystad Energy cho biết vào năm ngoái, điều này sẽ khiến Mỹ chính thức trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất toàn cầu.
Tuy nhiên, hướng tới tương lai xa hơn, các nhà khai thác LNG của Mỹ sẽ cần nỗ lực để duy trì vị trí hàng đầu khi Qatar nỗ lực tăng công suất xuất khẩu hàng năm lên hơn 100 triệu m3.
Công suất khai thác của Libya đạt tối đa 1,8 triệu thùng vào năm 2024
Theo một báo cáo của Phòng Năng lượng châu Phi, công suất khai thác dầu tại Libya, đang không ổn định, dự kiến sẽ đạt tối đa 1,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 ngay cả khi chính trị ổn định và chấm dứt xung đột.
Trong tháng 11, sản lượng dầu thô của Libya đạt trung bình 1,133 triệu thùng/ngày, báo cáo hàng tháng mới nhất của OPEC cho tháng 12 cho thấy.
Tờ Libya Observer trích dẫn ước tính của Phòng Năng lượng, đã được công bố vào đầu năm nay sau khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya cho biết họ hy vọng nước này có thể khai thác 3 triệu thùng/ngày trong 2 hoặc 3 năm.
Năm nay, sản lượng dầu của Libya có thể đạt 1,3 triệu thùng/ngày, sau khi đạt trung bình 1,12 triệu thùng/ngày vào năm 2022, theo Phòng Năng lượng châu Phi.
Kể từ cuối tháng 8/2022, Libya đã bơm gần hoặc thậm chí trên 1,2 triệu thùng/ngày, mức được nhìn thấy lần cuối trước khi các lệnh phong tỏa cảng bắt đầu diễn ra vào mùa xuân năm 2022.
Bình An
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 1,2 - 3,1% trong kỳ điều hành ngày 24/10
-
Qatar phải cạnh tranh với các nhà cung cấp LNG linh hoạt
-
Giá dầu hôm nay (22/10): Dầu thô giảm trong phiên
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần