Tin thị trường: Giá khí biến động ở mức cao, nhưng nguy cơ dư thừa nguồn cung dầu hoàn toàn có thể xảy ra
Giá dầu Brent bình quân năm 2021 được tăng từ 68,6 USD/thùng lên 71,4 USD/thùng, quý IV/2021 tăng từ 71 USD/thùng lên 81 USD/thùng do thâm hụt nguồn cung vẫn đang được duy trì đến hết năm nay. Giá trung bình cả năm 2022 tăng từ 66 USD/thùng lên 72 USD/thùng. Cơ quan này dự báo sản lượng khai thác dầu thô Mỹ năm 2021 giảm 200.000 bpd xuống còn 11,02 triệu bpd do ảnh hưởng của bão, tuy nhiên, sang năm 2022 sẽ phục hồi mạnh lên 11,73 triệu bpd (+710.000 bpd).
Cân đối cung cầu nhiên liệu lỏng thế giới (triệu thùng/ngày). Nguồn: EIA. |
Bộ trưởng Năng lượng KSA – thái tử Abdel Aziz bin Salman cho biết, thị trường dầu thô thế giới được cân bằng đến cuối năm 2021, thậm chí thâm hụt giúp cắt giảm khối lượng tồn kho các quốc gia OECD, khi nhu cầu năm 2021 tăng lên 96,7 triệu bpd. Số liệu IEA cho thấy, nguồn cung tháng 9 đạt mức 96 triệu bpd, giảm 260.000 bpd so với tháng 8, chủ yếu do ảnh hưởng cơn bão Ida, dự báo đến cuối năm sẽ tăng 2,7 triệu bpd. Nhìn xa hơn sang năm 2022, khi nguồn cung bắt đầu tăng mạnh và nhu cầu ước tính chỉ tiếp tục tăng 4,2 triệu bpd lên 100,8 triệu bpd, nguy cơ dư thừa nguồn cung 1,4 triệu hoàn toàn có thể xảy ra. Ít nhất đã có 8 nguồn nghiên cứu độc lập đưa ra kết luận này. Ngoài ra, theo thái tử, ngành khí đốt và than thế giới cần tăng đầu tư cơ bản và thành lập tổ chức điều phối thị trường giống OPEC+ nhằm tránh tình trạng biến động giá mạnh 200%-500% như thời gian vừa qua trong tương lai. KSA đề xuất phối hợp với LB Nga ổn định thị trường khí đốt thế giới.
Bảng trên: Nhu cầu dầu thô 2021 và phục hồi vào 2022. Bảng dưới: Nguồn cung dầu thiếu hụt trong năm 2021 và vượt cầu năm 2022. Nguồn: IEA và OPEC. |
Sản xuất LNG Mỹ tháng 9 trung bình đạt 263,4 triệu m3/ngày (giảm 4% so với tháng 8). EIA dự báo xuất khẩu LNG tháng 10 đạt 257,7 triệu m3/ngày, và tiếp tục tăng lên 303 triệu m3/ngày trong những tháng mùa đông. Tồn kho khí đốt Mỹ cuối tháng 9 ở mức khoảng 93,5 tỷ m3, thấp hơn 5% so với mức trung bình 5 năm (2016–2020), do vậy, giá khí đốt thế giới vẫn sẽ có sự biến động thời gian tới trong bối cảnh trữ lượng khí châu Âu cũng ở mức thấp.
So sánh giá khí tại các thời điểm trong năm 2019, 2020 và 2021. Nguồn: EIA, CME, Bloomberg. |
Giá khí thế giới thời gian qua đã biến động mạnh mẽ, giá LNG giao ngay (spot) tại châu Âu và châu Á tăng lên mức 33,2 USD/MMBtu và 31,1 USD/MMBtu tương ứng, đẩy chênh lệch giá so với khí đốt Mỹ (sàn Henry Hub) tăng 4-6 lần lên 25,23/MMBtu và 27,34 USD/MMBtu, điều này chắc chắn đã và đang thúc đẩy các nhà sản xuất LNG Mỹ tăng sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu đến cuối năm. Lãnh đạo các công ty dầu khí quốc tế lớn (BP, ExxonMobil, TotalEnergies) kêu gọi tăng đầu tư khẩn cấp vào phát triển khí đốt toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại nhiên liệu này trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Nguyên nhân chính dẫn đến giá khí tăng đột biến là nguồn cung hạn chế, không đủ đáp ứng đủ nhu cầu đang tăng nhanh hơn dự báo.
Viễn Đông
-
Thị trường dầu thô chuẩn bị cho đợt bán khống bùng nổ khi tâm lý bi quan lên đến đỉnh điểm
-
Giá khí đốt tự nhiên ở Châu Âu giảm khi sản lượng điện gió tăng vọt
-
Tại sao giá điện LNG chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
-
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
-
Tin Thị trường: Giá LNG chịu áp lực khi nhu cầu đạt đỉnh theo mùa
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm