Tin nóng thế giới hôm nay - 01/12
Thế giới đêm qua - 30/11 |
Tin nóng thế giới hôm nay - 30/11 |
Thế giới đêm qua - 29/11 |
Tàu neo tại cảng Mariupol trên biển Azov, ngày 16/8/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
1. Kiev xem xét ngăn chặn tàu của Nga tiến vào các cảng của Ukraine
Theo Sputniknews ngày 30/11, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết giới chức nước này đang thảo luận về việc ngăn chặn các tàu Nga tiến vào cảng của Ukraine, đồng thời xem xét các phương án đáp trả hành động của Moskva trong vụ việc tại Eo biển Kerch khi Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine. Phát biểu với kênh truyền hình Inter TV của Ukraine, Ngoại trưởng Klimkin nêu rõ: "Một trong những phương án mà chúng tôi đang thảo luận là ngăn không cho các tàu của Nga tới từ Biển Azov hoặc Biển Đen vào một vài cảng nhất định hoặc ngăn một số tàu (tiến vào); đồng thời hạn chế liên lạc... Có rất nhiều phương án."
Vụ việc tại Eo biển Kerch xảy ra hôm 25/11. Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) cho biết tàu chiến Berdyansk và Nikopol cùng tàu kéo Yany Kapu của Ukraine đã đi qua biên giới trên biển của Nga một cách bất hợp pháp khi đi về hướng Eo biển Kerch vào Biển Azov. Các tàu Ukraine đã bị Nga bắt giữ sau khi không đáp lại cảnh báo dừng lại từ phía Moskva.
2. Chính quyền Syria khiếu nại Israel và Mỹ lên Liên hợp quốc
Theo Ynet, chính quyền Syria ngày 30/11 đã khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sau một loạt cuộc tấn công mà Damascus cho là do Israel và Mỹ khởi xướng. Bộ Ngoại giao Syria cho biết các cuộc tấn công là "hậu quả trực tiếp của việc Mỹ thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và các giá trị chung của nhân loại, phù hợp với mục tiêu xâm lược của Israel". Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria nêu rõ: "Chúng tôi yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược này".
3. Mỹ có thể gia hạn thời gian triển khai binh sĩ tại biên giới Mexico
Lầu Năm Góc đã nhận được yêu cầu từ Bộ An ninh Nội địa kéo dài thời gian triển khai binh sĩ tại biên giới với Mexico vốn sẽ kết thúc vào ngày 15/12, Reuters hôm nay dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết vẫn đang nghiên cứu yêu cầu từ Bộ An ninh Nội địa. Nếu đề xuất được chấp thuận, binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn đoàn người di cư tại khu vực này đến hết tháng 1/2019.
Sau khi khởi hành từ Honduras ngày 12/10, đoàn di cư hàng nghìn người đã đi qua Guatemala và Mexico với mục tiêu đến Mỹ. Tổng thống Trump cuối tháng 10 yêu cầu Lầu Năm Góc điều quân đội đến biên giới phía nam giáp Mexico để hỗ trợ các lực lượng ở biên giới đảm bảo an ninh trước dòng người di cư. Khoảng 5.600 binh sĩ đã được triển khai tại đây nhưng tình trạng hỗn loạn và vượt biên trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Trump cuối tháng trước cho phép quân đội sử dụng vũ lực sát thương trong trường hợp cần thiết để đối phó với đoàn người di cư.
4. Nga: Mỹ rút khỏi INF có thể châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới
Phát biểu tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ở thủ đô Buenos Aires của Argentina ngày 30/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo kế hoạch của Washington rút khỏi Hiệp ước INF có thể "gây ra nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang không thể kiểm soát."
Nhà lãnh đạo Nga cũng kêu gọi cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran bất chấp việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, nhằm "tránh một loạt căng thẳng mới liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran”. Ngoài ra, ông Putin cũng hoan nghênh đối thoại của Mỹ với Triều Tiên, song cảnh báo Washington không đưa ra các tối hậu thư với Bình Nhưỡng, cho rằng điều này sẽ cản trở việc đạt được một thỏa thuận.
5. Trung Quốc kêu gọi cùng chia sẻ giải quyết biến đổi khí hậu
“Tất cả các quốc gia sẽ phải cùng có trách nhiệm, cùng hành động và tăng cường sự hợp tác trong tiến trình đa phương để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu” - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định tại cuộc gặp ba bên với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bên lề Hội nghị G20 đang diễn ra tại Buenos Aires ngày 30/11. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc có lập trường vững chắc trong việc hạn chế sự nóng dần lên toàn cầu và sẽ thúc đẩy nhằm đạt được những kết quả tích cực cho vòng đàm phán sắp tới tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) diễn ra tại Ba Lan. Ông Vương Nghị cho rằng, Hội nghị COP 24 sẽ là một bước tiến lớn trong tiến trình đa phương và đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Lâm Anh (t/h)
-
COP29 khai mạc tại Azerbaijan trong bối cảnh tranh cãi về mối quan hệ với nhiên liệu hóa thạch
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
ExxonMobil kiện Chính phủ Hà Lan vì đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu
-
Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới
-
Nga không hài lòng về việc Hội đồng Bảo an làm ngơ trong vụ phá hoại Nord Stream
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn