Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin kinh tế ngày 27/9: Thịt heo mát chính thức có mặt tại TP.HCM

20:48 | 27/09/2019

434 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thịt heo mát chính thức có mặt tại TP.HCM; Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm; Nhập 2,4 tỉ USD ô tô nguyên chiếc trong 9 tháng đầu năm; Thanh long chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong ngày.
tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcmGiá xăng dầu hôm nay 27/9 vẫn giảm không ngừng
tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcmGiá vàng hôm nay 27/9: Đồng USD vững trên đỉnh, giá vàng quanh ngưỡng quan trọng
tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcmĐón đọc Báo Năng lượng Mới số 861, phát hành thứ Sáu ngày 27/9/2019

Thịt heo mát chính thức có mặt tại TP.HCM

tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcm
Sau Hà Nội, thịt mát MEATDeli có mặt tại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Niên)

Ngày 27/9, thịt heo sạch MEATDeli đã chính thức ra mắt phục vụ người tiêu dùng tại TP.HCM với hơn 40 điểm bán tại hệ thống siêu thị VinMart. Trước đó, thịt sạch MEATDeli ra mắt người tiêu dùng tại Hà Nội vào tháng 12/2018.

Thịt mát là loại thịt trải qua quá trình chín sinh hóa từ 0 đến 4 độ C, được giết mổ và chế biến trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, đảm bảo vệ sinh và cho chất lượng tươi ngon đến 9 ngày. Từ nguồn heo khỏe được nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP, thịt được chế biến trên dây chuyền máy móc hiện đại do Marel - công ty hàng đầu về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp.

MEATDeli áp dụng hệ thống kiểm soát 3 tuyến kiểm dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Bao gồm tuyến kiểm dịch số 1: Chỉ heo khỏe mới được xuất trại; Tuyến kiểm dịch số 2: Chỉ heo khỏe, không nhiễm dịch bệnh mới được đưa vào nhà máy và Tuyến kiểm dịch số 3: Thịt heo an toàn mới được xuất bán ra thị trường.

Trong tháng 9/2019, nhà máy MNS MEAT Hà Nam chính thức được cấp chứng chỉ toàn cầu BRC về an toàn thực phẩm. Trong lĩnh vực thịt tươi, đây là nhà máy chế biến đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn này.

Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm

tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcm
Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/9, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam là 2,144 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tức khoảng 200 triệu USD.

Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất vào Việt Nam với trị giá đạt gần 265 triệu USD, tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở thị trường này, chiếm tới hơn 26% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ Pháp. Nhập khẩu từ thị trường Đức cũng đạt kim ngạch hơn 215 triệu USD, tăng gần 10 triệu USD so với cùng kỳ 2018.

Cùng với châu Âu, châu Á cũng có nhiều thị trường nhập khẩu thuốc lớn của Việt Nam như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore… Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt hơn 163 triệu USD. Thị trường Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu thuốc chỉ đạt gần 25 triệu USD. Tuy nhiên nhóm hàng nguyên phụ liệu thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc lại đạt kim ngạch đến gần 169 triệu USD.

Con số này cho thấy, Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhập khẩu nên mức chi nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng cao trong những năm gần đây, trong đó phải kể đến các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), có giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước.

Nhập 2,4 tỉ USD ô tô nguyên chiếc trong 9 tháng đầu năm

tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcm
Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh cả về lượng và chất. (Ảnh: Thanh Niên)

Số liệu của Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (27/9) cho thấy, trong khi xuất khẩu sụt giảm, thì hàng điện tử, linh kiện và ô tô vẫn được nhập về khá mạnh.

Cụ thể, trong tháng 9 năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 45,5 tỉ USD, giảm 5,9% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 23 tỉ USD, giảm 11% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 22,5 tỉ USD, tăng 0,2%.

Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, dầu thô trong 9 tháng, ước đạt 2,9 triệu tấn, trị giá ước đạt 1,5 tỉ USD, tăng 2,6% về lượng và giảm 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Hàng dệt may trong 9 tháng đạt 24,8 tỉ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại các loại và linh kiện ước tính xuất khẩu trong 9 tháng đạt 38,6 tỉ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với hàng nhập khẩu, xăng dầu các loại trong 9 tháng ước tính đạt 7 triệu tấn, trị giá ước đạt 4,3 tỉ USD, giảm 24,5% về lượng và giảm 31,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đến hết tháng 9, nhập khẩu mặt hàng này đạt 38,6 tỉ USD, tăng 23% so với 9 tháng năm trước.

Về ô tô nguyên chiếc các loại, ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng đạt 109 nghìn chiếc, trị giá đạt 2,4 tỉ USD, tăng 167,8% về lượng và tăng 157% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thanh long chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam

tin kinh te ngay 279 thit heo mat chinh thuc co mat tai tphcm
Thanh long là trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay.

Theo Bộ NN&PTNT, những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta liên tục tăng với tốc độ cao. Nếu như 2003, giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt trên 151 triệu USD thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 3,8 tỷ USD (trong đó, giá trị xuất khẩu của trái cây chiếm khoảng 80%).

Đáng chú ý, thanh long hiện là loại trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất với khoảng 1,1 tỷ USD trong năm 2018 (chiếm gần 1/3 tổng giá trị xuất khẩu mặng hàng trái cây). Bên cạnh đó là các loại trái cây khác như: Chuối, chôm chôm, nhã, vải, măng cụt, sầu riêng, xoài.

Các thị trường xuất khẩu trái cây lớn ngày một được mở rộng. Đến đầu năm 2019, trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu sang 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều loại trái cây đã tiếp cận được các thị trường khó tính như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của trái cây Việt Nam (chiếm khoảng 73,1% thị phần).

Vietravel chào sàn UPCoM hơn 12,6 triệu cổ phiếu

Ngày 27/9, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã diễn ra Lễ khai trương giao dịch cổ phiếu Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel. Hơn 12,6 triệu cổ phiếu của Vietravel, tương đương mức vốn điều lệ 126 tỷ đồng được niêm yết trên sàn UPCoM với mã chứng khoán VTR, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu là 40.000 đồng.

Với xuất phát điểm là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Vietravel đã cổ phần hóavào năm 2014 để từng bước tiến đến mục tiêu trở thành một trong 10 đơn vị lữ hành hàng đầu châu Á và là tập đoàn du lịch đa quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Hiện, Vietravel có 2 cổ đông lớn là Chủ tịch Nguyễn Quốc Kỳ nắm giữ 9,07% cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Du lịch và lữ hành Quốc tế Sài Gòn (SG Travel) nắm 16,22%. Vietravel không có cổ đông ngoại. Hiện, công ty sở hữu 10 công ty con (trong đó có 2 công ty con chưa hoạt động) và 1 công ty liên kết.

Lâm Anh (t/h)