Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (8-14/8)

10:38 | 14/08/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Shell tạm dừng khai thác dầu ở Vịnh Mexico sau sự cố rò rỉ đường ống; Novatek có thể sử dụng nhà máy phát điện nổi phục vụ Arctic LNG 2; Exxon Mobil gặp khó với Luật Dầu khí mới của Nigeria; TotalEnergies đầu tư vào hạ nguồn ở Ai Cập… là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (8-14/8)

Shell mua lại công ty Sprng Energy của Ấn Độ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu. Cụ thể, Shell Overseas Investment đã mua lại Solenergi Power Private Limited và Sprng Energy Group từ công ty ActisSolenergi Limited. Công ty này có trụ sở tại Pune, Ấn Độ với lượng tài sản bao gồm nhiều cơ sở hạ tầng cũng như các trang trại năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Sprng Energy đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với ước tính công suất năng lượng đạt 2,9 GW và mục tiêu dài hạn đạt 7,5 GW.

Cũng trong tuần qua, Shell đã ngừng hoạt động khai thác tại ba trong số các giàn khoan nước sâu của mình ở Vịnh Mexico. Theo đó, Shell đã tạm dừng khai thác tại ba giàn khoan Mars, Ursa và Olympus, có thể khai thác tổng cộng 410.000 thùng dầu thô chua Mars mỗi ngày, sau sự cố rò rỉ làm đóng cửa đường ống Mars và Amberjack nối với các giàn khoan này. Shell chưa công bố thời gian có thể khởi động lại, mặc dù công ty cho biết đang tiến hành đánh giá các đường dẫn thay thế để đưa dầu vào bờ.

Công ty Uniper của Đức đã sẵn sàng để hoán đổi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà họ nhận từ Woodside của Úc để đổi lấy khí đốt của Mỹ. Điều này có thể thúc đẩy nguồn cung ở châu Âu nhanh chóng hơn trong mùa đông tới. Chiến lược này phản ánh nỗ lực của các công ty và chính phủ trên khắp châu Âu nhằm tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế và lập kế hoạch dự phòng cho mùa đông, do lo ngại Moscow có thể ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt tự nhiên. Trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung, Uniper có thể cung cấp LNG cho các khách hàng ở châu Âu, LNG của Mỹ được dành riêng cho khách hàng châu Á và có thể đang ở Đại Tây Dương, tăng tốc nguồn cung tiềm năng.

Nga kể từ giữa tháng 6 đã cắt giảm mạnh dòng chảy khí đốt đến châu Âu thông qua đường ống Nord Stream-1 và hiện chỉ cung cấp 20% khối lượng đã thỏa thuận, đổ lỗi cho thiết bị gặp trục trặc, trong khi châu Âu cho rằng vấn đề này mang động cơ chính trị. Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, và Woodside đã tăng gấp đôi hợp đồng 13 năm hiện có từ năm 2021 lên 1 triệu tấn/năm (mtpa) LNG; sẽ tiếp tục tăng lên 2 triệu mtpa từ năm 2026. Ngoài việc giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao đối với LNG để thay thế đường ống dẫn khí đốt của Nga trong cuộc khủng hoảng cung cấp năng lượng, kế hoạch của Uniper sẽ có tác dụng phụ có lợi cho môi trường là tránh khoảng cách cần phải di chuyển của các tàu LNG.

Nhà sản xuất khí đốt Nga Novatek có kế hoạch đặt hàng nhà máy điện nổi từ công ty Karpowership của Thổ Nhĩ Kỳ cho dây chuyền đầu tiên của dự án Arctic LNG 2 khổng lồ của nước này. Việc tìm kiếm một nhà cung cấp thay thế diễn ra sau khi Baker Hughes của Mỹ ngừng cung cấp tất cả các dịch vụ cho các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào tháng 6 trong bối cảnh một loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây. Baker Hughes đã từ chối cung cấp các tua-bin khí cần thiết để hóa lỏng khí và cung cấp điện cho các dây chuyền của dự án phát triển LNG do Novatek đứng đầu ở Bắc Cực của Nga. Dự án Arctic LNG 2 trị giá 21 tỷ USD dự kiến ​​sẽ được khởi động vào năm 2023 và đạt công suất 20 triệu tấn LNG năm vào năm 2026. Arctic LNG 2 có ba dây chuyền hoạt động với công suất hàng năm là 6,6 triệu tấn LNG mỗi dây chuyền. Novatek nắm giữ 60% cổ phần trong dự án, 10% cổ phần thuộc TotalEnergies của Pháp, Arctic LNG của Nhật Bản (Mitsui & Co. và JOGMEC), và các công ty Trung Quốc gồm CNPC và CNOOC.

Cơ quan quản lý dầu mỏ Nigeria cho biết đã không phê duyệt việc chuyển nhượng tài sản của Exxon Mobil cho công ty Phát triển Dầu khí Nigeria Seplat. Theo thỏa thuận, Exxon Mobil sẽ bán cổ phần của công ty con đặt ở Nigeria với trị giá 1,28 tỷ USD cho Seplat. Trước đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria đã chấp thuận cho giao dịch này. Người đứng đầu Ủy ban Điều tiết Dầu khí Thượng nguồn Nigeria (NUPRC) Gbenga Komolafe cho biết, theo Luật Dầu khí mới của Nigeria được thông qua vào năm 2021, Bộ trưởng Bộ Dầu khí chỉ được phê duyệt thỏa thuận mua bán tài sản quy mô lớn trong trường hợp có khuyến nghị từ Ủy ban Điều tiết Dầu khí. Vào đầu năm 2022, NUPRC đã từ chối phê duyệt thỏa thuận với lý do không được công bố.

Hiện công ty TNHH Dầu khí Nhà nước Nigeria (NNPC) cũng đang tranh chấp phần tài sản này. Công ty cho biết họ có quyền ưu tiên mua cổ phần. Theo Luật Dầu khí mới của Nigeria, chủ thể có giấy phép thăm dò dầu khí không thể "chuyển nhượng giấy phép hoặc bất kỳ quyền hoặc lợi ích nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Ủy ban Điều tiết Dầu khí". Hiện không rõ liệu sự đồng ý của Bộ trưởng Dầu mỏ có thể vượt qua sự phản đối của Ủy ban hay không.

TotalEnergies (Pháp) vừa ký kết hợp đồng trị giá 200 triệu USD với đối tác là Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Theo đó, ADNOC sẽ mua lại 50% cổ phần của công ty con TotalEnergies Marketing Egypt. Hoạt động này nằm trong chính sách đầu tư vào hạ nguồn của TotalEnergies tại Ai Cập. Hiện gã dầu khí khổng lồ Pháp đang sở hữu 7% số trạm dịch vụ xăng dầu trong nước. Theo thỏa thuận, ADNOC sẽ hợp tác với TotalEnergies để phân phối các sản phẩm xăng dầu tại 240 trạm dịch vụ tại Ai Cập. Mặt khác, thỏa thuận cũng bao gồm hoạt động tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ như nhiên liệu ô tô, nhiên liệu hàng không và dầu bôi trơn động cơ. Theo ông Bader Saeed Al Lamki, Giám đốc điều hành của ADNOC Distribution, thỏa thuận này phù hợp với chiến lược mở rộng việc phân phối các sản phẩm xăng dầu trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA). Dự kiến việc ký kết thỏa thuận sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm 2023, sau khi đã có được sự chấp thuận theo qui định pháp luật.

Trong giai đoạn từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022, tập đoàn Naturgy, tiền thân là Gas Natural Fenosa trước khi đổi tên vào năm 2018, đã tạo ra lợi nhuận ròng là 557 triệu euro và thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (ebitda) là 2,04 tỷ euro. Theo phân tích của nhà cung cấp thông tin tài chính Factset, con số này thấp hơn một chút so với kỳ vọng dự kiến ​​lợi nhuận trung bình là 572 triệu USD. Naturgy cho biết lợi nhuận đến từ việc giá năng lượng cao và nhu cầu gia tăng ở một số thị trường điện như Tây Ban Nha.

Tuần qua, Tập đoàn dầu khí Eni (Ý) thông báo bắt đầu sản xuất dầu thực vật bằng công nghệ lọc dầu sinh học tại hạt Makueni, Kenya. Gần đây, công ty Ý đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy thu gom và ép hạt có dầu. Trong năm 2022, năng suất nhà máy này dự kiến đạt 2.500 tấn, với dự báo đỉnh điểm năng suất sẽ đạt 15.000 tấn. Dự án đã được khởi động cách đây một năm. Vào thời điểm đó, Eni đang ký một thỏa thuận với Chính phủ Kenya về việc xây dựng nhà máy. Việc sản xuất dầu thực vật của Eni sẽ không được phép làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm. Hơn nữa, dự án này sẽ xử lý nguyên liệu từ các loại cây trồng có thể chịu điều kiện khô cằn và sinh trưởng được trên đất bạc màu. Vì vậy, Eni sử dụng cây thầu dầu, cây ba đậu hoặc các sản phẩm từ sợi bông. Như vậy, vấn đề nằm ở chỗ làm sao để thúc đẩy nền kinh tế vòng tròn.

Vào năm 2023, gã khổng lồ dầu khí Ý muốn tăng sản lượng dầu và bắt tay xây dựng một nhà máy sản xuất dầu thực vật mới. Do đó, công ty Ý dự định sẽ đạt tổng công suất sản xuất 30.000 tấn dầu thực vật/năm. Trong những năm gần đây, Eni đã đạt được nhiều thỏa thuận đầu tư với các nước châu Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà, Mozambique và Rwanda. Eni đang tiến hành nhiều nghiên cứu để bắt đầu xây dựng các nhà máy ép và thu gom dầu thực vật.

Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 8/8 - 13/8Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 8/8 - 13/8
Tây Ban Nha tiết kiệm năng lượng triệt đểTây Ban Nha tiết kiệm năng lượng triệt để
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 12/8/2022Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 12/8/2022

Nh.Thạch

AFP