Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tiếp tay cho doanh nghiệp "móc túi", quan thuế có biết ngượng?

17:42 | 29/10/2013

632 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tiếp tay cho doanh nghiệp “móc túi” ngân sách Nhà nước là điều không thể chấp nhận ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Đặc biệt với một đất nước vẫn còn khó khăn, đời sống của người dân tại nhiều khu vực còn nghèo như nước ta thì điều này càng đáng phải lên án.

Ngành thuế cần phải làm rõ vì sao một thời gian dài không phát hiện hành vi vi phạm về thuế của doanh nghiệp.

 

Đó là chính là sự liêm sỉ, sự tự tôn mà mỗi người làm quan, được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó quyền và trách nhiệm cần phải có, phải ý thức thực hiện!

Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, 9 tháng năm 2013, ngành thuế đã truy thu và buộc phải nộp về ngân sách nhà nước số tiền 9.268 tỉ đồng. Đây có thể xem là một chiến tích của ngành thuế, đặc biệt là trong bối cảnh thu ngân sách năm 2013 có thể hụt thu hơn 60.000 tỉ đồng. Thuế vẫn là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước khi chiếm tới khoảng 70% thu ngân sách và vì vậy, hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế được truy thu cũng đồng nghĩa nền kinh tế, xã hội sẽ có thêm hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đặc biệt, những bức xúc của dư luận xã hội về nghi vấn chuyển giá, trốn thuế của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước (FDI) trong suốt gần 1 năm qua cũng được giải tỏa phần nào. Ngành thuế cũng vậy, cũng được một phen hả hê khi đã “điểm mặt chỉ tên” một loạt các thủ đoạn chuyển giá, trốn thuế của của nhiều doanh nghiệp FDI. Đặc biệt là với những doanh nghiệp như Keangnam – Vina thì việc làm sáng tỏ nghi vấn chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp này còn mang một ý nghĩa lớn lao hơn nhiều. Chiến tích này không chỉ thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật mà còn cho thấy rõ tinh thần, trách nhiệm rất cao các vị quan thuế.

Chuyện của ngành thuế mấy ngày gần đây là vậy và người ta vui, người ta mừng cũng phải. Nhưng rồi khi ngẫm kỹ ra, nhìn kỹ lại và nghe lời chia sẻ đây đau xót của Thượng tá Nguyễn Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) về hiện tượng trốn thuế thì chắc người ta lại thấy lo hơn mừng. Chẳng là, trong một hội thảo gần đây, Thượng tá Thịnh cho biết, hiện tượng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế hiện đang có những diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi và tình trạng này còn được tiếp tay bởi một số cán bộ thoái hóa, biến chất, suy thoái về đạo đức, thậm chí là bảo kê cho doanh nghiệp trốn thuế.

Nhận định này không mới mà gần 1 năm trước, sau khi một loạt nghi vấn chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp FDI được đưa ra, vấn đề đạo đức của một bộ phận cán bộ ngành thuế đã được nhắc tới.

Ngành thuế cần phải hiểu rằng, 1 đồng tiền thuế mất đi nghĩa là đã nước mất đi 1 đồng, xã hội thiếu đi 1 đồng đầu tư và là người được giao trách nhiệm kiểm soát cũng như thu 1 đồng đó, ngành thuế phải thấy xấu hổ, thấy ngượng, thấy có tội nếu nó mất đi. Có thể vì nguyên nhân này, nguyên nhân kia nên 1 đồng đó mới mất đi hoặc giảm bớt nhưng rõ ràng, nếu nó cứ kéo dài từ năm này qua năm khác, có khi đến 20 năm như trường hợp của Liên doanh Malaysia – Đài Loan – British Virgiin Island chẳng hạn. Điều đáng nói là trong khi vốn đầu tư xây dựng của Keangnam – Vina chỉ bị nâng khống lên 5 lần và cũng chỉ sau 5 năm đã bị phát hiện thì, Liên doanh này đã nâng khống vốn xây dựng lên tới 40 lần và khai báo lỗ liên tiếp 20 năm…

Chuyển giá, trốn thuế đã được ngành thuế làm rõ và nó đã chứng minh không phải cán bộ ngành thuế nước ta thiếu năng lực, thiếu chuyên môn hay vì một nguyên nhân khách quan nào đó. Vậy nên, ngành thuế cần phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc để thất thu thuế và phải có hình thức xử lý cụ thể.

Tiếp tay cho doanh nghiệp “móc túi” ngân sách Nhà nước là điều không thể chấp nhận ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Đặc biệt với một đất nước vẫn còn khó khăn, đời sống của người dân tại nhiều khu vực còn nghèo như nước ta thì điều này càng đáng phải lên án.

Thanh Ngọc