Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thủy điện nhỏ và bài toán kinh tế - môi trường

10:13 | 01/11/2020

312 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thủy điện nhỏ gây ra rất nhiều hệ lụy môi trường, sinh thái và làm gia tăng xói lở bờ biển do chặn dòng bùn cát chảy ra biển; thủy điện nhỏ cũng có những nguy cơ gây lũ quét rất lớn nếu đập bị vỡ.

Thực tế ở miền Trung đang diễn ra cho thấy, những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ. Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở...

Thuỷ điện nhỏ và bài toán kinh tế - môi trường | Tâm điểm
Hiện trường vụ sạt lở tại Phước Sơn (Quảng Nam) khiến 11 người mất tích, xóa sổ 1 ngôi làng.

“Lũ”chồng lũ” vì sai lầm trong quy hoạch

Song đối với hồ thuỷ điện nhỏ lại có tác dụng ngược lại: xả lũ có lúc còn lớn hơn lũ tự nhiên. Chính vì các hồ chứa thuỷ điện nhỏ, không có dung tích phòng lũ, nên không thể cắt giảm được lũ, hơn nữa khi hồ đã đầy nước thì hồ chứa buộc phải xả nước xuống hạ du với lượng nước còn lớn hơn cả lũ tự nhiên.

Còn một nguyên nhân nữa mà hồ chứa thuỷ điện nhỏ không thể điều chỉnh giảm lượng nước xả xuống hạ du, mặc dù biết hạ du đang bị ngập sâu. Chính vì việc tính toán dung tích hồ là dựa trên dự báo lượng nước đến ngay từ đầu năm, nên mùa lũ đã tranh thủ tích trữ nước sớm để bảo đảm phát điện theo nhu cầu của biểu đồ phụ tải. Điều này dẫn đến tình trạng khi lũ đến, hồ đã đầy, buộc phải xả đi. Khác với những thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La... đã thiết kế dung tích phòng lũ (Hoà Bình 4 tỷ mét khối), nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông Hồng về mùa lũ.. Đến đây, chúng ta mới hiểu nỗi lo về “lũ chồng lũ” của các hồ chứa thuỷ điện nhỏ của dư luận xã hội là có cơ sở.

Đối với quy hoạch thủy điện nhỏ, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, đã vận hành phát điện 342 công trình (công suất 3.582,66 MW); đang thi công xây dựng 158 dự án (2.122,75 MW); đang nghiên cứu đầu tư 300 dự án (3.121,65 MW. Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện.

Về lâu dài, chúng ta đều thấy loại nhà máy thuỷ điện nhỏ sẽ ngày càng gây ra nhiều rủi ro khó tránh nhưng vấn đề chúng ta cần giải bài toán “rủi ro” cho doanh nghiệp đầu tư thủy điện nhỏ.

Ngay từ năm 2013, theo nghị quyết của Quốc hội, yêu cầu phải rà soát các dự án thuỷ điện, các cấp chính quyền đã phê duyệt quy hoạch bậc thang thuỷ điện vừa và lớn trên 100 dự án, chiếm trên 70% tổng công suất lắp máy và các quy hoạch thuỷ điện nhỏ trên 1000 dự án, chiếm khoảng trên 20% tổng công suất lắp máy. Nói một cách khác, hệ thống thuỷ điện nhỏ này được sản sinh từ chiến lược phát triển thuỷ điện của nước ta. Chúng ta chủ trương xã hội hoá đầu tư thuỷ điện, chủ yếu thuỷ điện nhỏ, nhằm tận dụng mọi nguồn vốn của xã hội. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, gần 90% tiềm năng thuỷ điện đã được lập quy hoạch.

Vậy thái độ của chúng ta nên xử lý như thế nào đối với hệ thống thủy điện nhỏ này, bởi nhiều rủi ro bắt nguồn từ những sai sót trong hệ thống quản lý dự án xây dựng? Kinh nghiệm về quản lý nhà máy thuỷ điện ở nước Mỹ, thì năng lượng điện của những nhà máy thuỷ điện nhỏ như thuỷ điện Hố Hô dần dần sẽ được thay thế bằng nguồn năng lượng khác, để đi đến chấm dứt những sự cố ngập lụt như mùa lũ vừa qua.

Giải pháp “chia sẻ rủi ro”

Từ cách đánh giá trên, chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp mang tính trước mắt, cũng như mang tính lâu dài, giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi giữa nhà máy và người dân hạ lưu ở vùng ngập lụt.

Nhiệm vụ của giai đoạn đầu là phải điều chỉnh quy trình điều tiết hồ chứa về mùa lũ, mà thiết kế đã lập khi bàn giao công trình cho bên vận hành khai thác. Qua từng năm, quy trình này lại đươc điều chỉnh để sát với thực tế xuất hiện lũ trong hồ chứa. Nhiệm vụ này, theo Chỉ thị 21/TTg, phải do Bộ Công Thương hướng dẫn. Những quy trình này phải được UBND tỉnh phê quyệt cho ứng dụng vào thực tế. Điểm mấu chốt ở đây là do hồ thuỷ điện nhỏ không có dung tính phòng lũ, nên cần tích nước muộn, để đề phòng về cuối mùa thường gặp những trận lũ lớn. Nhưng nếu theo quy trình tích muộn mà lũ không về, thì nhà máy mất đi một lượng điện năng. Trước mâu thuẫn này, để giải quyết, thì rõ ràng cần bàn tay can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp đó, được tác động lên giá bán điện của nhà máy, mà lâu nay do EVN thoả thuận. Vì vậy sự tác động của nhà nước trong việc điều chỉnh giá này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp khi bị tổn thất do quy trình điều tiết.

Thuỷ điện nhỏ và bài toán kinh tế - môi trường | Tâm điểm
Ám ảnh nỗi đau của những đứa trẻ may mắn thoát chết sau trận lở núi ở Trà Leng (Ảnh Nguyễn Hoàng)

Đặc biệt các đập thủy điện cần phải được quy hoạch một cách hợp lý, tránh làm ngập các khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái. Cần xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình xả lũ và chạy thủy điện để đảm bảo dòng chảy môi trường cũng như không làm gia tăng nguy cơ lũ và tác động ít nhất tới các hệ sinh thái vùng hạ lưu. Cần thường xuyên quan trắc môi trường trong lòng hồ và cần nghiên cứu kỹ và tái định cư người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt.

Bởi chúng ta phải khẳng định rằng, thủy điện nói chung, thuỷ điện nhỏ nói riêng không phải là nguyên nhân tạo nên lũ. Vấn đề ở đây là câu chuyện vận hành hồ chứa. Những năm qua chúng ta chứng kiến một sự vận hành không hợp lý. “Có thể nói rất nhiều hồ chứa thủy điện hiện nay đều không có tác dụng giảm lũ mùa mưa và tăng nước mùa khô”.

Đồng thời, cần tiến hành rà soát quỹ đất dành cho việc xây dựng thủy điện, đảm bảo bố trí đủ quỹ đất và thực hiện nghiêm túc việc trồng từng thay thế, đặc biệt là rừng đầu nguồn lưu vực sông và các công trình thủy điện. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hạ tầng kỹ thuật công trình thủy điện để chặt, phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép, thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về dịch vụ môi trường rừng.

Sau đó là quá trình để các nhà máy thuỷ điện nhỏ hoàn thành mục tiêu về kinh tế để chuyển sang kinh doanh khác. Cách giải bài toán “chia sẻ rủi ro” này như sau: Chúng ta dự kiến thời gian cho một nhà máy thuỷ điện nhỏ nào đó, chấm dứt hoạt động. Dựa vào khấu hao, chúng ta có thể biết tuổi thọ công trình là bao nhiêu năm. Song khi giải quyết cho nhà máy thuỷ điện ngừng hoạt động, thì không chỉ căn cứ vào tuổi thọ, mà còn xét về mức độ rủi ro có cao không để ngừng hoạt động sớm hơn. Điều này cũng được thể hiện trong giá bán điện của những nhà máy này. Như vậy cả hai nhiệm vụ trên có liên quan đến giá bán điện và có “bày tay” của nhà nước mới thành công được.

Mục tiêu của bài toán này, là giúp cho người dân giảm rủi ro do việc xả lũ của nhà máy. Mặt khác cũng bù lại chi phí của nhà máy khi phải thực hiện quy trình tích nước muộn. Kết quả mong muốn cuối cùng là những nhà máy, được sự hỗ trợ của nhà nước, thông qua giá bán điện, sẽ mau chóng kết thúc hoạt động của dự án thuỷ điện nhỏ.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc gia năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã xác định tinh thần phát triển có chọn lọc về thủy điện vừa và nhỏ, đẩy mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo. Do đó, cần kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện “cóc” gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, có nguy cơ mất an toàn để tránh lặp lại hậu họa trong các năm tới. Đồng thời cần phải truy cứu trách nhiệm những tổ chức và cá nhân cố tình lách luật để xây dựng thủy điện, tàn phá tài nguyên rừng để rồi gây ra những thảm họa môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.

Theo Enternews.vn