Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thúc đẩy hợp tác để doanh nghiệp Việt đạt chứng nhận AS9100

08:33 | 08/11/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 7/11, Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình họp báo và giao thương với chủ đề: Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng đối với hàng không.

Sự kiện nhằm thúc đẩy việc hợp tác liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Hội viên HANSIBA với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI đến từ các nền kinh tế đã phát triển như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc…

Thúc đẩy hợp tác để doanh nghiệp Việt đạt chứng nhận AS9100
Khi đạt chứng chỉ AS9100, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: NQA Việt Nam.

Ông Matsumoto Izumi - Bí thư thứ nhất Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - đánh giá, năm ngoái tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8%, đây là con số rất ấn tượng. Kết quả có được là do Việt Nam hạn chế dịch Covid-19 nhanh và nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam cũng là đất nước đang thu hút được sự đầu tư của nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam có thế mạnh sản xuất điện, điện gia dụng. Thấy được tiềm năng này, Công ty TNHH Onaga đã mở nhà máy tại Việt Nam để có thể sản xuất các linh kiện cung cấp cho hãng Boeing. Chương trình, mục tiêu của Onaga là kết nối các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam lại với nhau.

Hiện tại, ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng máy bay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng đối với ngành hàng không, ông Matsumoto Izumi nhấn mạnh.

Theo ông Ishida Takayuki - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản nhận định, dự kiến trong 20 năm tới, thị trường hàng không sẽ có khoảng 42.600 chiếc máy bay mới được sản xuất. Trong số hơn 40.000 chiếc máy bay thì khu vực châu Á chiếm khoảng 21%. Ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng thứ 5 trên thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, công ty có thể sản xuất cho Boeing thì khoảng 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là hiện giờ không có một doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện sản xuất cho Boeing.

Tại chương trình, công ty Onaga Nhật Bản cùng các đối tác đã giới thiệu chứng nhận AS9100 "Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không" dành cho các công ty Việt Nam đang quan tâm và cân nhắc việc gia nhập ngành công nghiệp hàng không.

Đây là chứng chỉ thiết yếu dành cho các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước khi có ý định tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu nói chung và của các tập đoàn như Boeing nói riêng.

Với chứng chỉ AS9100, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực này nói chung (Boeing, Airbus, Lockheed, Martin...).

Nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác sản xuất và đào tạo để được cấp chứng nhận "Hệ thống Quản lý chất lượng ngành hàng không" - AS9100, ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội HANSIBA - Chủ tịch Tập đoàn N&G cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chứng chỉ sản xuất đủ điều kiện để sản xuất cho Boeing.

Để làm được việc này, ông Nguyễn Hoàng đề xuất Công ty Onaga Việt Nam, Công ty Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam làm các thủ tục để được cấp chứng chỉ sản xuất. Tuy nhiên, với cách làm này cần phải có thời gian kiểm chứng các doanh nghiệp Việt Nam. Một các khác là doanh nghiệp Nhật Bản ủy thác chứng chỉ quản lý chất lượng ngành hàng không để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngay vào chuỗi sản xuất của Boeing.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hoàng cũng đề xuất phía Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn hàng không; đào tạo kỹ sư kỹ thuật cao và công nhân kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp Việt Nam; tư vấn công nghệ, dây truyền và máy móc sản xuất đạt chuẩn ngành hàng không; xây dựng thiết kế - quy chuẩn của 1 nhà máy có nhà xưởng theo tiêu chuẩn đủ điều kiện sản xuất sản phẩm theo yêu cầu ngành hàng không; cùng nhau chọn lựa sản phẩm để sản xuất, tức là đầu ra cho các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Ông Nguyễn Hoàng cũng đề xuất, các bên cùng nhau thúc đẩy các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ nói chung và Boeing nói riêng.

Quang Phú