Thủ đoạn mới: Giả vay tiền để lừa đảo
Sau nhiều lần uống nước tại một quán cà phê ở phường Tân Quy, quận 7, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Bé Sáu, tên gọi khác là Huỳnh Thành Tiền (31 tuổi, ngụ huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) quen biết với Lê Hồng Hiệp (41 tuổi, ngụ phường Tân Thuận Tây, quận 7) TP Hồ Chí Minh, làm nghề dịch vụ môi giới nhà đất.
Biết Hiệp với ngành nghề đang làm sẽ có nhiều mối quan hệ quen biết nên khoảng giữa tháng 8-2015, Sáu đặt vấn đề nhờ Hiệp tìm người thực hiện dịch vụ cho vay giả chuyển gần 1,8 tỷ đồng thanh toán cho hợp đồng mua cát, đá giữa Công ty TNHH TMDV Thạch Hưng Thành (Công ty Thạch Hưng Thành) và Công ty TNHH MTV Lý Hoa Phát (Công ty Lý Hoa Phát).
Cách thức thực hiện việc chuyển tiền này như sau: Người cho vay sẽ nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng số 050052165481 của Công ty Thạch Hưng Thành, sau đó lập ủy nhiệm chi chuyển số tiền này vào tài khoản số 060095084039 của Công ty Lý Hoa Phát. Nội dung chuyển tiền là thanh toán tiền mua cát, đá. Sau đó, sử dụng giấy rút tiền mặt của Công ty Lý Hoa Phát để rút toàn bộ số tiền ra và nhận lại trong ngày. Chứng từ chuyển tiền, rút tiền sẽ do Sáu cung cấp.
Theo thỏa thuận, nếu Hiệp tìm được người cho vay giả để chuyển số tiền theo cách thức như trên thì Sáu sẽ trả chi phí dịch vụ chuyển tiền là 0,5% trên tổng số tiền chuyển. Đồng thời, Sáu sẽ thưởng thêm cho Hiệp 10 triệu đồng nếu việc chuyển tiền thành công và sớm.
Nguyễn Văn Bé Sáu và Nguyễn Văn Kiệt tại cơ quan điều tra. |
Thực hiện thỏa thuận trên, Hiệp liên hệ với Trịnh Thanh Tùng (36 tuổi, ngụ phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) để nhờ tìm người thực hiện chuyển số tiền trên. Để “giúp” Hiệp, Tùng liên hệ và đặt vấn đề với Huỳnh Hoài Thanh, nói rõ cách thức chuyển tiền như trên và lãi suất Thanh được hưởng là 0,5% trên tổng số tiền gửi.
Mặc dù số tiền rất lớn, nhưng do trước đây Tùng có mượn Thanh 300 triệu đồng và trả đúng hạn. Hơn nữa, Tùng có nhà cửa ổn định, ăn mặc bảnh bao, nên Thanh tin tưởng và đồng ý. Sau đó, Tùng liên hệ lại với Hiệp, yêu cầu cung cấp các chứng từ chuyển tiền, rút tiền. Hiệp thông báo ngược lại cho Sáu là đã tìm được người đồng ý cho vay giả thanh toán số tiền trên với lãi suất 0,5% trên tổng số tiền và yêu cầu Sáu cung cấp các chứng từ.
Nhận được tin, Sáu liền thuê xe ôm đến ngay chỗ Hiệp để giao chứng từ, gồm: thông tin số tài khoản Công ty Thạch Hưng Thành và Công ty Lý Hoa Phát; hai giấy giới thiệu; hai ủy nhiệm chi của Công ty Thạch Hưng Thành đã được đóng dấu sẵn và ký tên khống; hai giấy giới thiệu và hai giấy rút tiền của Công ty Lý Hoa Phát đã được đóng dấu sẵn và ký tên khống.
Ngày 19-8-2015, Sáu nhận được tin nhắn của ngân hàng nhắn tin vào số thuê bao 01626903098 báo số tiền 1,8 tỷ đồng đã được Huỳnh Hoài Thanh nộp vào tài khoản số 050052165481 của Công ty Thạch Hưng Thành. Sáu liền sử dụng dịch vụ Internet Banking “bắn” 900 triệu đồng vào tài khoản số 050041525761 của Công ty Phúc Thiên Phát. Số tiền còn lại, Sáu chuyển vào tài khoản số 070053462251 mang tên Huỳnh Thanh Tiền (đây là tài khoản cá nhân của Sáu, Sáu đã sử dụng CMND giả để mở).
Sau đó, Sáu điện thoại báo cho Nguyễn Văn Kiệt (là anh ruột Sáu) biết là đã lừa được người chuyển 1,8 tỷ đồng vào tài khoản của Sáu và tài khoản Công ty Phúc Thiên Phát (là công ty của Kiệt). Do ở xa nên Sáu nhờ Kiệt kiểm tra lại và đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền giùm Sáu. Do biết đây là tiền lừa đảo nên Kiệt không trực tiếp đi rút, mà yêu cầu Nhựt đi rút tiền.
Để rút được tiền, Kiệt đã giao cho Nhựt một CMND giả mang tên Hắc Ngọc Hiếu và yêu cầu dán ảnh của Nhựt vào CMND này. Đồng thời, Kiệt lập giấy giới thiệu của Công ty Phúc Thiên Phát để giới thiệu Hắc Ngọc Hiếu đến ngân hàng nhằm thực hiện giao dịch rút hết số tiền trong tài khoản.
Được biết, Công ty Phúc Thiên Phát và Công ty Lý Hoa Phát là của Kiệt. Để phục vụ tối đa cho em ruột là Nguyễn Văn Bé Sáu thực hiện việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác, Kiệt đã đóng dấu, ký tên giấy giới thiệu, giấy rút tiền khống của Công ty Lý Hoa Phát rồi giao cho Sáu thực hiện trót lọt cú lừa như trên
Biết mình đã dính “quả lừa”, Huỳnh Hoài Thanh đã tố cáo Lê Hồng Hiệp đến Công an quận 12 vì cho rằng Hiệp đã có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau đó, hồ sơ được chuyển đến Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV (PC46), Công an TP Hồ Chí Minh.
Sau quá trình điều tra, nghiên cứu hồ sơ, chiều 14-1, Đội 8, Phòng PC46, Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện bắt khẩn cấp hai đối tượng Nguyễn Văn Bé Sáu và Nguyễn Văn Kiệt để làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
'Ngã ngửa' khi phát hiện vợ là đối tượng truy nã Sau khi lừa lấy số tiền 1 tỷ của người bạn, Cúc bán nhà bỏ trốn xuống miền Tây cưới chồng và mua xe ôtô (loại 45 chỗ) chở khách hợp đồng đi tham quan các tỉnh. |
Cuộc săn lùng trùm lừa đảo Dũng "thẹo" trên đất Mỹ Ranh ma và quỷ quyệt, Dũng “thẹo” thừa hiểu rằng để mang số tiền lừa đảo trót lọt này ra nuớc ngoài không phải là điều dễ dàng. Mạo hiểm mang theo số tiền mặt lớn nếu không bị chặn lại tại cửa khẩu Việt Nam cũng sẽ bị chặn khi sang đến Mỹ, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể làm hỏng kế hoạch đã vạch ra. |
Theo CAND
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí