Thống nhất mở lại đường bay quốc tế thường lệ
Buổi họp bàn về kế hoạch mở lại đường bay quốc tế diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ: Công an, GTVT, Ngoại giao, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Quốc phòng, Y tế và Văn phòng Chính phủ.
Trình bày về đề xuất mở lại đường bay, Bộ GTVT cho biết, đề xuất 2 giai đoạn thí điểm.
Cụ thể, giai đoạn 1 (2 tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc - Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).
Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn kết nối thế giới qua đường hàng không. |
Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).
Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022.
Bộ GTVT cũng đề xuất mở lại thêm đường bay đến nhiều nước khác như: Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga).
Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.
Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).
Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, Bộ sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ đều nhấn mạnh tầm quan trọng và tán thành chủ trương mở lại các đường bay quốc tế thường lệ. Ngoài việc nước ta đã tiêm phủ vắc xin với tỉ lệ tương đối cao (tỉ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên trên cả nước đã đạt 97%, mũi 2 khoảng trên 70%) thì nhu cầu về nước đang rất lớn đối với những đối tượng là người động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài; bà con Việt kiều lâu không được về quê...
Ngoài ra, việc mở lại đường bay quốc tế cũng tạo điều kiện cho các đối tượng là nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm việc tại các dự án đầu tư.
Về phương án cách ly y tế, theo dõi sức khỏe người nhập cảnh vào Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ đã hoàn thành dự thảo và đang xin ý kiến các bộ, dự kiến sẽ ban hành sớm.
Qua các ý kiến của các bộ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế là yêu cầu của thực tiễn trong tình hình bình thường mới, đặc biệt trước nhu cầu đi lại tăng cao trong thời điểm cuối năm.
Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, đây mới là giai đoạn thí điểm, do đó lựa chọn một số nước có hệ số an toàn cao, thực hiện trên cơ sở có đi có lại. Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng quy định về phòng chống dịch bệnh; tiêm đủ 2 mũi vắc xin, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, có xét nghiệm PCR âm tính trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần có một phần mềm khai báo y tế duy nhất áp dụng cho người nhập cảnh để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh, cũng như tạo thuận lợi cho người nhập cảnh; yêu cầu làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân hiểu được mục đích của việc mở lại đường bay quốc tế.
Xuân Hinh
-
Thêm đường bay quốc tế mới, Vietjet tặng hành khách ngày vàng siêu khuyến mãi 10/10
-
Cuối hè, giá vé máy bay "hạ nhiệt"
-
Nhiều đường bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Chuyến bay miễn phí hỗ trợ người lao động về quê đón Tết
-
Ấn Độ: Giao thông hàng không gián đoạn nhiều ngày liên tiếp do sương mù dày đặc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp