Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thời điểm giảm lãi suất huy động?

06:35 | 25/02/2012

452 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo thông tin mới nhất, đã có một số ngân hàng trong G12 nhóm các NHTM hàng đầu giảm lãi suất cho vay.

Vietinbank – ngân hàng lớn thứ 3 đã hạ lãi suất cho vay 0,5% so với mức sàn đang áp dụng. Tại BIDV, mức lãi suất dành cho đối tượng đặc biệt vay thấp nhất là 14,5% và cao nhất là 17-17,5%/năm. Tại Vietcombank, cho vay thương mại và dịch vụ ngắn hạn là 17%/năm, cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất là 16,5%/năm.

Tuần trước, các ngân hàng có gốc quốc doanh thay nhau tuyên bố hạ lãi suất cho vay. Cụ thể, VietinBank lãi suất cho vay VND đối với doanh nghiệp xuất khẩu là 15,8%/năm, thậm chí các chương trình tín dụng quốc tế còn 15,5%/năm, còn đối với lãi suất USD của các đối tượng này là 5,2%/năm. Hay Vietcombank mức lãi suất VND thấp nhất là 15%/năm chủ yếu dành cho doanh nghiệp thuộc nhóm khuyến khích phát triển theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 của NHNN.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc biệt, lãi suất VND có thể là 14,5%/năm như doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng truyền thống của Vietcombank có những hoạt động tiền gửi, bán ngoại tệ, thanh toán tại Vietcombank…

Trước đó, BIDV đã 5 lần hạ lãi suất cho vay trong vòng 4 tháng cuối năm 2011 và cũng dành riêng cho một nhóm đối tượng được ưu tiên.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Techcombank

Mặc dù VietinBank cho biết có lợi thế chi phí vốn rẻ nên hạ lãi suất cho vay trong khi lãi suất huy động chưa hạ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, nhưng đại diện VietinBank cũng thừa nhận, chi phí đầu vào chưa hạ mà lãi suất cho vay hạ cũng sẽ làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm. Đặc biệt, để có thể giảm tiếp lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh mẽ hơn cần tính đến bài toán hạ lãi suất huy động.

Theo các chuyên gia kinh tế, để hạ được lãi suất huy động phải phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát, thanh khoản của ngân hàng và lòng tin của dân chúng vào VND cũng như mức độ bền vững của việc chống lạm phát.

Tổng cục Thống kê đã công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2012, tăng 1% so với tháng trước, nhưng xét về mức tăng trong tương quan với các tháng cùng kỳ, con số 1% của tháng này cao hơn của năm 2009 nhưng thấp hơn hầu hết các năm khác. Trong khi đó, việc tăng thấp hơn tháng cùng kỳ năm ngoái tạo hiệu ứng làm thay đổi chỉ số giá tháng này so với tháng 1 năm trước, với CPI hạ thấp xuống mức 17,27%, thay vì 18,13% cách đây 1 tháng.

Bên cạnh đó, các số liệu liên tục được NHNN đưa ra trong cả tháng qua cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện, mà dường như đang có tình trạng dư thừa vốn tại một số không ít các ngân hàng Việt Nam. Ngày 16/2, Kho bạc Nhà nước cho biết đã huy động được 5.900 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ trong phiên đấu thầu cùng ngày. Đây là hoạt động được thực hiện thường kỳ theo kế hoạch được giao cho cả năm nhưng điều bất ngờ là việc huy động khá dễ dàng và lãi suất đang có dấu hiệu giảm liên tục trong các phiên gần đây. Cụ thể, lãi suất đều nằm dưới mức 11,7%/năm, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất huy động 14%/năm mà các ngân hàng đang phải huy động từ người dân.

Đồng thời, số lượng thành viên tham gia đấu thầu cũng tăng đáng kể. Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 2 năm có 9 thành viên tham gia dự thầu với khối lượng dự thầu lên tới 3.330 tỉ đồng (lãi suất đặt thầu 11,30-12,45%/năm). Kết quả, huy động được 1.800 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất trúng thầu là 11,59%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có tới 19 thành viên tham gia dự thầu với 2.000 tỉ đồng đã được huy động thành công với lãi suất trúng thầu là 11,6%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 17 thành viên tham gia dự thầu với 2.000 tỉ đồng trúng thầu với lãi suất trúng thầu là 11,68%/năm. Trái phiếu 10 năm cũng có 3 thành viên tham gia với 627 tỉ đồng, trong đó trúng 100 tỉ với lãi suất 11,1%. Tóm lại, 3 phiên đấu thầu đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 11.780 tỉ đồng, chưa kể Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng đã huy động được 9.000 tỉ đồng trái phiếu.

Một điều đáng nói là, tình trạng huy động trái phiếu thuận lợi diễn ra trong bối cảnh NHNN vẫn đang liên tiếp hút tiền về trên thị trường mở.

Đặc biệt, Chỉ thị 01 vừa được NHNN ban hành đã phân loại tăng trưởng tín dụng theo nhóm 1 tối đa 17%, nhóm 2 tối đa 15%, nhóm 3 tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng cộng với danh tính ngân hàng thuộc nhóm nào cũng “lác đác” đã được thông báo – điều này có nghĩa những ngân hàng trong nhóm 4 và thậm chí cả ngân hàng trong nhóm 3 cũng không dễ huy động được tiền. Nguyên do bởi người dân có thể e ngại không gửi tiền tiết kiệm tại những ngân hàng này nên việc chạy đua lãi suất sẽ chấm dứt.

“Có thể nói, lòng tin của người dân vào VND cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô không thể một sớm một chiều có thể khôi phục, nhưng với những hành động mạnh mẽ, quyết liệt của NHNN vừa qua, hy vọng sẽ có những kết quả tốt đẹp”, một chuyên gia ngân hàng nhận định.

Tuy nhiên, động thái hạ lãi suất hiện mới chỉ diễn ra ở các ngân hàng lớn với mức độ dè dặt và đều dành cho một vài nhóm ưu tiên nhưng mong muốn của các doanh nghiệp tư nhân hoạt động khá hiệu quả (nhưng ít vốn) không những không được ưu tiên mà dường như đang phải gánh những gánh nặng của các thành phần khác là lãi suất cho vay cần được hạ xuống nữa phần nào để tránh sự đình đốn trong nền kinh tế. Và hạ lãi suất huy động là một phần hỗ trợ tiến trình này.

An Thu