Thổ Nhĩ Kỳ mua “Rồng lửa” S-400 Nga vì không muốn “van nài” NATO
Nga chuyển “Rồng lửa” S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp cảnh báo của Mỹ
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 (Ảnh: Sputnik) |
“Cho đến bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có hệ thống phòng không của riêng mình. Theo đề nghị của chúng tôi, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha đã triển khai các hệ thống (phòng thủ tên lửa) Patriot của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các hệ thống này đều rất tốt, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Đầu tiên, họ thiết lập các hệ thống, sau đó họ chuyển đi, rồi họ thiết lập lại. Tôi không nói đây là sự chỉ trích, mà là sự luân phiên hợp lý, và tôi chân thành cảm ơn các đồng minh của chúng tôi vì sự giúp đỡ này”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay 11/10.
“Tuy nhiên, điều đó cho thấy chúng tôi cần phải có các hệ thống phòng không của riêng mình. Chúng tôi sẽ không phải đi van nài mãi mãi. Đây là một lý do khiến chúng tôi mua hệ thống S-400”, ông Cavusoglu cho biết.
Về phần mình, Tổng thư ký Stoltenberg một lần nữa khẳng định lại lập trường của NATO rằng, hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất và đang được triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ không tương thích với các chuẩn mực của NATO, đồng thời có thể đe dọa tới hoạt động trên không của liên minh quân sự này.
“Chúng tôi đã thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan ngại của mình về những hệ quả của quyết định này”, Tổng thư ký NATO cho biết thêm.
Theo ông Stoltenberg, có những vấn đề thực sự xảy ra liên quan tới sự thiếu tương thích giữa các hệ thống NATO và hệ thống của Nga, đồng thời cảnh báo S-400 có thể gây rủi ro cho các máy bay của NATO.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/9 thông báo Nga đã chuyển giao xong lô “Rồng lửa” S-400 thứ hai cho nước này, đồng thời cho biết quy trình vận hành hệ thống và huấn luyện nhân sự vẫn đang được tiến hành.
Các thiết bị đầu tiên của S-400 đã được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 bất chấp những cảnh báo của Mỹ về nguy cơ cấm vận vì vụ mua vũ khí. Mỹ đã “trục xuất” Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) F-35 chế tạo.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hồi tháng trước cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới việc mua S-400, nhưng chưa quyết định nào được đưa ra.
Theo Dân trí
Người Kurd dẹp bạo loạn tại trại IS |
Tổng thống Putin sợ Thổ Nhĩ Kỳ để “sổng” quân khủng bố từ Syria |
Tin tức thế giới 11/10: Liên minh châu Âu sẵn sàng phương án trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ |
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)