Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thiếu - thừa cử nhân

07:20 | 01/01/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 32 xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học dựa trên 3 tiêu chí: Số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi không được quá các định mức 10-25.

 Tiêu chí thứ 2 là, diện tích sàn xây dựng của trường tính trên 1 sinh viên chính quy không thấp hơn 2,5m2. Tiêu chí thứ 3 là quy mô đào tạo, trường đại học không được quá 15.000 sinh viên chính quy. Riêng trường thuộc khối ngành y tế, sức khỏe phải đảm bảo quy mô tối đa thấp hơn, với mức khống chế không quá 8.000 sinh viên hệ chính quy, trường khối ngành nghệ thuật không được quá 5.000 sinh viên.

Thông tư này cũng quy định các trường đại học đang đào tạo cao đẳng bắt buộc phải giảm chỉ tiêu hệ này ít nhất 30% so với chỉ tiêu năm 2015, tiến tới dừng tuyển sinh hệ cao đẳng trong trường đại học trước năm 2020. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh hệ này trước năm 2017.

thieu thua cu nhan

Đối với đại học quốc gia và đại học vùng, quy mô sinh viên chính quy tối đa được xác định theo các trường thành viên. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ xem xét và quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Không còn nghi ngờ nữa, với quy định “cứng” này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học.

Tuy nhiên, còn một loại hình đào tạo quan trọng khác không thấy nhắc đến, đó là đào tạo số sinh viên cử tuyển theo yêu cầu địa phương. Nhưng một thời gian dài lại do các trường bố trí chỉ tiêu tiếp nhận.

Chẳng hạn, riêng Sơn La từ năm 2008 đến nay, tổng số sinh viên cử tuyển là 1.842 người. Qua rà soát thì 1.567 em đã tốt nghiệp nhưng chỉ có 743 người có việc làm. Hơn 800 cử nhân thuộc diện đào tạo theo yêu cầu vẫn đang không có yêu cầu sử dụng. Được biết, tổng số kinh phí cho đào tạo cử tuyển mỗi năm tốn khoảng 25 tỉ đồng.

Hiện nay đang tồn tại nghịch lý là phần lớn sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm, trong khi vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc lại đang quá thiếu cán bộ có trình độ.

Theo Sở GD&ĐT Sơn La, nguyên nhân cử nhân cử tuyển thất nghiệp là do cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngành nghề cử tuyển hằng năm quá tập trung vào nông, lâm nghiệp, văn hóa, thể thao, y tế và sư phạm. Các ngành khoa học đòi hỏi điểm thi đầu vào cao như: Giao thông, Thủy lợi, Kiến trúc, Bách khoa, Kinh tế quốc dân, Xây dựng… tuy có chỉ tiêu nhưng các em không đủ điểm đầu vào nên số lượng còn hạn chế.

Theo các sinh viên cử tuyển tốt nghiệp, việc đi học theo diện cử tuyển, dù được tỉnh hỗ trợ kinh phí nhưng gia đình vẫn phải cung cấp tiền ăn học. Các gia đình đã phải đi vay ngân hàng. Nay thất nghiệp món nợ cả chục triệu đồng không có tiền trả.

Theo các sinh viên cử tuyển, nghịch lý chính là do cử tuyển ào ào không theo sát yêu cầu tuyển dụng. Trong khi ngành giáo dục Sơn La vẫn thiếu giáo viên thì vẫn có cử nhân giáo dục không được tuyển vì thi tuyển quá khó so với học lực của nhiều sinh viên cử tuyển. Làm “ăn chắc” của Sơn La hiện nay là không cử tuyển nữa để 4-5 năm nữa lại thiếu cán bộ theo vòng luẩn quẩn thiếu - thừa  vì “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Trong năm 2015 thì địa phương đã tuyển dụng 106 em thuộc diện cử tuyển đã tốt nghiệp vào làm việc. Trong số này có những em được tuyển dụng không qua thi tuyển nhưng cũng có em chịu tác động của quy định mới nên phải đạt điểm thực hành (hoặc phỏng vấn) từ 50 điểm trở lên.

Lãnh đạo Sở Nội vụ Sơn La cho biết, khó khăn hiện nay là các đơn vị không có vị trí việc làm ứng với chuyên ngành được đào tạo của các em. Về việc một số sinh viên cử tuyển phản ánh có vị trí việc làm nhưng lại bị làm khó khi tham gia xét tuyển, Sở Nội vụ Sơn La sẽ kiểm tra để nắm bắt và có chấn chỉnh.

Vấn đề đặt ra đối với Sơn La cũng như các tỉnh miền núi khác là cần phải quan tâm và ưu tiên đối tượng cử tuyển. Cần rà soát chỉ tiêu cử tuyển chính xác, có tầm nhìn trung hạn và dài hạn, tránh cử tuyển ào ào. Trước mắt cần làm là xem xét nhu cầu thực sự của các ngành, các huyện để bố trí hết số em đã tốt nghiệp. Cũng nên tính đến việc tái đào tạo ngắn hạn số cử nhân chờ việc này để có thể bố trí công tác cho họ. Ngay ở các địa phương phát triển cao hơn Sơn La đã có hàng loạt cử nhân tự nguyện cất bằng đại học để học nghề mới nhằm có việc làm. Không làm thầy thì học làm thợ cũng tốt cho bản thân và xã hội. Trước mắt cần hỗ trợ tiền lãi ngân hàng cho các em sinh viên cử tuyển còn nợ tiền vay ăn học.

Kéo dài thời gian chờ việc khiến “chữ thầy trả cô” chất xám mòn cùn trong chờ đợi, khó khăn tiếp tục khó khăn vì cán bộ đã thiếu lại yếu.

Minh Nghĩz

Năng lượng Mới 486