Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thiên tai ngày càng khốc liệt

11:19 | 18/10/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đợt mưa lớn kéo dài mấy ngày qua đã gây nên hậu quả nặng nề cho nhiều tỉnh ở phía Bắc và miền Trung.

Thông tin của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: Đến sáng 15-10 đã có 71 người chết do áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, 33 người xác định còn mất tích. Nỗi đau đang đè nặng lên gần 100 gia đình. Hàng nghìn hộ dân đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Thiệt hại về kinh tế chưa thể thống kê được.

Trung bình mỗi năm, thiên tai ở nước ta đã làm chết và mất tích hơn 300 người, thiệt hại về kinh tế ước tính 1-1,5% GDP, tương đương khoảng 1,3 tỉ USD. Hiện tại, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua.

Chung tay góp sức ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt đang là mệnh lệnh từ trái tim của hàng chục triệu người dân. Khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra là nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị. Những biện pháp phòng và chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu càng trở thành nhiệm vụ chiến lược, không thể xem nhẹ.

thien tai ngay cang khoc liet
Cầu Ngòi Thia (Yên Bái) bị lũ cuốn sập

Mới hồi đầu tháng 8, người dân Mù Cang Chải, Yên Bái phải gồng mình chống chọi với lũ cuốn, lũ ống. Hậu quả chưa kịp khắc phục thì trận mưa to gây ra bởi áp thấp nhiệt đới mới đây khiến mực nước từ các con suối dâng nhanh, chảy siết dữ dội, tạo thành con lũ lớn chưa từng có trong hàng chục năm qua, gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng về tài sản của nhân dân các địa phương ở miền Tây tỉnh Yên Bái.

Huyện Đà Bắc và Tân Lạc (Hòa Bình) là nơi chịu thiệt hại lớn nhất về người, tài sản và hoa màu, với 14 người chết, 13 người mất tích, 7 người bị thương do sạt lở đất và lũ cuốn.

Đặc biệt, huyện Đà Bắc hiện đang rơi vào tình trạng báo động khi 16/20 xã thuộc huyện chưa có thông tin, không thể tiếp cận, bị cô lập trong vùng lũ lớn.

Sẽ có các đoàn cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt ấy. Nhưng giao thông đã bị tắc nghẽn, thông tin liên lạc đã mất. Vậy tìm biện pháp nào để cứu bà con đang là bài toán khó nhất đối với các lực lượng cứu trợ. Rất cần có sự hỗ trợ về nhân lực, vật lực từ các địa phương lân cận. Bởi vì phương châm 4 tại chỗ có được áp dụng thì với khả năng của các địa phương sở tại cũng không thể đảm đương được.

Các đoàn cứu trợ cũng phải được tổ chức chặt chẽ, có sự điều hành hợp lý ngay từ các tỉnh, huyện. Không thể mạnh ai nấy làm, sẽ gây ùn tắc giao thông. Hơn nữa, nếu không có sự điều tiết hợp lý thì dễ xảy ra tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra”.

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao nhất ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đối với hạn hán, bão lũ và được xếp thứ 7 trong những quốc gia có nguy cơ dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. 20 năm qua, thiên tai tại Việt Nam đã làm hơn 13.000 người chết, gây thiệt hại tài sản lên tới trên 6,4 tỉ USD và rủi ro thiên tai tại Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng gia tăng.

Thiệt hại về kinh tế lên tới 1,5% GDP và có thể lên tới hơn 4% GDP trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai lớn.

Năm nay mưa bất thường, lượng mưa tăng gấp rưỡi mọi năm, đặc biệt có nhiều điểm lượng mưa, mực lũ còn cao hơn hẳn đợt mưa lũ lịch sử năm 1985. Để quản lý và giảm nhẹ thiên tai, Chính phủ xác định, cần sự vào cuộc của toàn hệ thống, các cấp chính quyền một cách quyết liệt hơn, phải thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ".

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: Việt Nam được xếp thứ 7 trong những quốc gia có nguy cơ dễ bị thiên tai nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, phải có giải pháp chính sách và luật pháp là nền tảng cơ bản; phát triển nguồn lực nhân lực có chất lượng và ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ công tác quản trị, điều hành, hỗ trợ kỹ thuật, nâng độ tin cậy và dịch vụ cảnh báo sớm thiên tai ở tất cả các cấp. Cần tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, diễn tập, thông tin, truyền thông và liên kết giữa quản lý, nghiên cứu, đào tạo, khu vực tư nhân, truyền thông; tăng cường giải pháp tài chính, tăng cường nguồn lực nhiều hơn.

Dự báo diễn biến ngày càng phức tạp và hậu quả nặng nề của thiên tai là điều tất yếu nên mọi biện pháp ứng phó càng đặt ra cấp bách hơn. Trước mắt, khẩn trương giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt là trách nhiệm của mọi người.

Bùi Đức