Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2011 và dự báo 2012

16:53 | 19/12/2011

855 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2011, kinh tế thế giới suy giảm, tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam và thị trường bán lẻ nước ta. Tuy nhiên lạm phát cao ngay từ đầu năm, những dấu hiệu không ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất ngân hàng tăng mạnh, tỷ giá VNĐ/USD, giá vàng biến động, thị trường bất động sản ảm đạm, chứng khoán sụt giảm, doanh nghiệp khát vốn, sản xuất trì trệ, lao động không việc làm gia tăng… đã tác động đến lòng tin người tiêu dùng, đến thị trường bán lẻ.

Do đó, các nhà bán lẻ Việt Nam phải xoay xở để đối phó với những thử thách không nhỏ ngay từ những tháng đầu năm. Đứng trước vấn đề này, ông Phan Thế Ruệ – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đã có bài tham luận sắc sảo tại hội thảo “Thế giới và Việt Nam: Dự báo 2012” diễn ra vào ngày 17/12, ở Hà Nội.

Mặc định thị trường bán lẻ Việt Nam

Mặc dù kinh tế suy giảm, nhưng dung lượng thị trường vẫn đạt quy mô khá, kết thúc năm 2011 có thể đạt mức 85-86 tỉ USD, đóng góp 15-16% GDP, bằng 80-85% tổng sản phẩm quốc nội. Do quy mô nền kinh tế tăng, quy mô thị trường được mở rộng từ những năm trước, do nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng từng năm và 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân dành cho mua sắm.

Tổng mức hàng hóa bản lẻ, dịch vụ từ tháng 8 đã tăng chậm lại. Tháng 1 tăng 8,9%, 6 tháng chỉ tăng 5,7%, 11 tháng tăng 4,1% so với 11 tháng năm 2010 (14,7%). Nếu nhìn một cách tổng thể thì thấy: giá cả tăng cao, lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng leo thang đã kéo tổng mức bán lẻ, tổng sản phẩm quốc nội chậm lại.

Thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo nghị quyết 11 của Chính phủ. Xét về tổng quan thì thị trường cũng bị chi phối và chịu tác động của các giải pháp: đó là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm đầu tư công, chi tiêu công, tiết kiệm chi 10%.

Qua diễn biến của tổng mức bán lẻ, do các biện pháp hỗ trợ một số doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khu vực tư nhân tăng khá và chiếm thị phần 50,3%. Khu vực này tập trung 70% người tiêu dùng, đại đa số dân cư nông thôn, dân nghèo thành thị, sức mua giảm sút hơn nhiều so với những năm trước.

Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn giữ được ổn định, không có những cú sốc xảy ra như năm 2008, 20009. Mặc dù mặt hàng lương thực, thực phẩm diễn biến phức tạp, thất thường theo xu hướng tăng nhưng giá lương thực, thực phẩm vẫn không có đột biến, nguồn cung bảo đảm kể cả những vùng bị thiên tai nghiêm trọng. Mặt hàng công nghiệp giá giảm, ổn định, thể hiện rõ yếu tố cạnh tranh trong điều kiện thực hiện lộ trình giảm thuế và tự do hóa thương mại theo cam kết WTO.

Riêng những mặt hàng còn bảo hộ, độc quyền như: điện, xăng dầu, than và những mặt hàng chưa mở cửa thị trường theo cam kết WTO, thì diễn biến cung cầu và cách quản lý điều hành giá cả còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã có khoảng 600 siêu thị, trung tâm thương mại và khoảng 9000 chợ truyền thống phục vụ cho khoảng 70% người tiêu dùng trên toàn quốc.

Từ 1/1/2009 đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam có thêm các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, mở cửa thị trường bán lẻ vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không nhiều, đến nay theo Bộ Công Thương mới có 6-7 doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.

Bắt bệnh thị trường bán lẻ Việt

Việt Nam là thị trường đông dân (87 triệu người) nhưng thu nhập đầu người mới ở mức trung bình thấp (trên 1000 USD). Vì vậy, tốc độ phát triển nhanh nhưng quy mô thị trường vẫn nhỏ. Tầng lớp tiêu dùng phần lớn ở nông thôn (70%) có thu nhập bình quân chỉ bằng 30-40% thu nhập bình quân cả nước. Đời sống khó khăn, thu nhập không ổn định, dân trí tiêu dùng không cao, quen với tiêu dùng truyền thống, chuyển dịch tập quán tiêu dùng chậm, nhất là các khu vực kinh tế còn tự cung tự cấp.

Thị trường bán lẻ Việt Nam dễ bị tác động của thị trường thế giới. Tác động rõ nhất, mạnh nhất là giá cả hàng hóa dịch vụ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu từ gạo, đường, phân bón, thủy sản, thuốc chữa bệnh, thực phẩm nhập khẩu đến xăng dầu, sắt thép, nguyên liệu thức ăn gia súc, ôtô, nguyên liệu đầu vào của dệt may, da giầy… đã làm giá biến động mạnh kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Gian lận, sản xuất hàng giả, hàng nhái năm 2011 tăng hơn những năm trước đây. Theo Hiệp hội phòng chống hàng giả thì năm 2011 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 500.000 vụ dân xuất, lưu thông hàng giả, có nhiều sản phẩm hàng giả chiếm đến 60-70%, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, lạm dụng hình thức quảng bá, quảng cáo để tìm kiếm lợi nhuận cao.

Hệ thống bán lẻ năm 2011 có tiến bộ, nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hệ thống này đang có nhiều tầng nấc, làm tăng chi phí lưu thông, là kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng đưa vào hệ thống kể cả các siêu thị, các chợ ở các đô thị lớn.

Dự báo năm 2012

Năm 2012. Chính phủ tiếp tục thực hiện nghị quyết 11 có điều chỉnh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, chuyển mô hình phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu.

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2012 tiếp tục chưa có đột biến lớn về quy mô, dung lượng thị trường, cũng như tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ còn tùy thuộc vào biến động của kinh tế vĩ mô, để giá cả thị trường, quan hệ cung cầu được ổn định và giữ vững, tùy thuộc vào lộ trình thực hiện cơ chế thị trường.

Giá đầu vào của nguyên liệu, vật tư đầu vào do phải nhập khẩu vẫn biến động, giá xuất khẩu của một số sản phẩm đặc biệt là lương thực, nông sản xuất khẩu vẫn giao động khó lường, gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng.

Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa hệ thống doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn chưa thực sự bước vào giai đoạn quyết liệt mà vẫn sẽ thầm lặng theo đuổi những mục tiêu dài hạn, chuẩn bị tiềm lực để cạnh tranh khi thời cơ đến.

Năm 2011, gian lận thương mại vẫn gia tăng, tình trạng sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra theo nhiều hình thức. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát xử lý hàng hóa dịch vụ chất lượng kém, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa nhập khẩu bằng nhiều hình thức, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.

Đức Chính (ghi)