Thêm clip học sinh chui túi nilon qua dòng nước lũ tại Điện Biên
Trao đổi với PV sáng 6/9, Anh Vừ A Giống, Trưởng Bản Huổi Hạ cho biết, hiện tại nước lũ ở suối Nậm Chim, đoạn qua bản Huổi Hạ đang rút nhưng vẫn còn rất nguy hiểm.
Được biết, ngày 5/9, một số báo chí đăng tải clip và hình ảnh học sinh chui qua túi nilon để vượt lũ tới trường tại bản Huổi Hạ, xã Na Sang. Một số người cho rằng hình ảnh này có tính sắp đặt, không có thật.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trước đó, vào ngày 31/8, một tài khoản facebook đã đăng tải clip tương tự lên mạng xã hội.
Clip học sinh chui trong túi nilon để được đưa qua suối mùa lũ
Trao đổi với PV, một người dân ở xã Na Sang (xin giấu tên) cho biết, mình có clip này từ khoảng 1 tuần trước. “Mình đã tìm trong điện thoại xem quay ngày nào nhưng không có ghi ngày (?!). Tuy nhiên, ngày 3/9, phóng viên của một số báo mới vào bản Huổi Hạ để quay. Còn clip của mình có từ khoảng 1 tuần trước và mình nhớ không nhầm thì đã đăng tải trên mạng xã hội ngày 31/8".
Người này cũng khẳng định clip này hoàn toàn không phải clip của đoàn báo chí.
Trong clip mà người dân quay trước đó là cảnh 3 người đàn ông đẩy túi nilon, bên trong có học sinh để vượt suối lũ. Một giọng nữ nói to: "vừa cả cặp cả người trong bao" (túi nilon- PV). Hoặc: "Sống rồi, sống rồi"! Ghi nhận từ clip, có túi nilon chứa đến 2 bé gái bên trong.
Bên cạnh đó, một clip ghi lại cảnh nam phóng viên cùng Trưởng bản Vừ A Giống cố gắng vượt lũ qua suối bằng bè nhưng rất khó khăn, thậm chí một trong hai người bị trượt chân, suýt lộn nhào xuống dòng lũ vì nước quá chảy xiết.
Trả lời PV trước đó, A Giống cho hay, việc cho trẻ con chui vào túi bóng vào mùa lũ là bất đắc dĩ. Mỗi trẻ phải ngồi trong túi tầm 4-5 phút vì phải đi vòng vòng. Các cháu cũng sợ lắm vì khó thở nhưng phương pháp này còn an toàn hơn khi sử dụng bè bởi có thể kéo xuôi theo dòng nước và lựa lựa để đi vòng, tránh các đoạn chảy xiết.
Giống cho biết, người dân cũng có làm bè, khi đi, phải có người kéo dây để bè sang bờ bên kia. Tuy nhiên, khi dùng bè rất mất an toàn bởi dễ bị lật ở những đoạn chảy xiết hoặc dây dễ bị đứt.
“Lúc dây đứt mà trôi bè đi thì không biết làm sao. Cho nên người lớn mới dám đi hoặc trẻ nào gan dạ lắm mới dám. Bản thân nhiều bố mẹ cũng không muốn cho các cháu vượt suối bằng cách đó vì nguy hiểm lắm”, A Giống nói.
Thầy cô đến trường sau lũ: Không điện, không nước, thức ăn cũng không còn |
Những đứa trẻ mạo hiểm đến trường |
[Chùm ảnh] Những con đường đến trường nguy hiểm nhất thế giới |
Dân trí
-
Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
-
Quảng Nam: Các hồ thủy điện theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn để chủ động điều tiết nước
-
Quảng Nam: Nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Thú sưu tầm đồ bằng bạc lên ngôi
- Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
- Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên