Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những đứa trẻ mạo hiểm đến trường

22:31 | 05/06/2017

660 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ nhiều năm nay, hành trình đến với trường, lớp của các em học sinh ở thôn Nà Deng, Co Khuyu, Pò Lạn, Phiêng Lẹng (xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, Lạng Sơn) luôn gắn liền với việc vượt sông Kỳ Cùng. Ít nhất mỗi ngày hai lần, các em phải chòng chành trên những chiếc bè thô sơ và đu vào sợi dây được người dân buộc ngang hai bên bờ sông để đến trường cũng như về nhà.

Đánh cược tính mạng

Đồng hành cùng đoàn thiện nguyện của Công an tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đến xã Quốc Việt, một xã của huyện biên giới Tràng Định. Từ thành phố Lạng Sơn, vượt qua quãng đường hơn 70km, trong đó có gần 20km với hàng loạt các khúc cua tay áo, đá sỏi gập ghềnh, xã miền núi khó khăn này dần hiện ra trước mắt chúng tôi.

Là xã vùng 2, Quốc Việt có 12 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn trong tổng số 26 thôn. Xã có trên 3.300 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, sống không tập trung. Giao thông ở đây không thuận tiện, các trục đường chủ yếu là đường đất, đồi dốc trơn, khó đi, nên việc di chuyển của người dân địa phương rất vất vả.

nhung dua tre mao hiem den truong
Hằng ngày, học sinh ở thôn Nà Deng, Co Khuyu, Pò Lạn, Phiêng Lẹng phải đu dây đến trường

Đứng từ trên một con dốc tại thôn Pò Lạn, anh Chu Văn Đức - Phó chủ tịch UBND xã Quốc Việt chỉ xuống dòng sông Kỳ Cùng chảy trước mặt và nói cho đoàn chúng tôi biết, ngoài đường đi khó khăn thì xã còn có 4 thôn người dân phải di chuyển bằng bè mảng khi muốn ra bên ngoài, rất bất tiện. Đó là các thôn Nà Deng, Co Khuyu, Pò Lạn, Phiêng Lẹng với khoảng 110 hộ dân. Nguy hiểm hơn, mỗi ngày hơn 60 học sinh tiểu học và trung học của những thôn này phải vượt sông bằng bè để đến trường.

Từ nhiều năm nay, hành trình đến với con chữ của các em học sinh ở các thôn Nà Deng, Co Khuyu, Pò Lạn, Phiêng Lẹng của xã Quốc Việt luôn gắn liền với việc vượt sông Kỳ Cùng. Phương tiện duy nhất để các em vượt sông là những chiếc bè được ghép bởi những cây luồng, cây tre với nhau. Ít nhất ngày hai lần, các em phải chòng chành trên những chiếc bè thô sơ và bám, kéo vào sợi dây được người dân buộc ngang hai bên bờ sông để đến trường cũng như về nhà. Đối với các cháu bé học mầm non hay các em học sinh lớp 1, lớp 2, do còn nhỏ nên hành trình đến trường hằng ngày còn phải có thêm người lớn đi cùng để đảm bảo an toàn.

Em Hoàng Thị Huyền (thôn Pò Lạn, học sinh lớp 12A, Trường THPT Bình Độ) kể: “Suốt 12 năm học, em và nhiều bạn khác đều phải qua sông bằng bè. Lúc đầu còn sợ, nhưng nhờ biết bơi cũng như đi lại nhiều nên em quen từ lâu rồi. Có hôm mảng lật em bị ngã, ướt hết quần áo, sách vở, lại phải quay về nhà. Đấy là ngày bình thường, còn những hôm nước lên, chảy xiết, bọn em phải nghỉ học ở nhà”.

Có nhiều đợt lũ kéo dài cả tuần, các em học sinh phải nghỉ ở nhà, dù rất nhớ trường, lớp và đến khi đi học được thì nhiều em không thể tiếp thu được bài mới, do nghỉ học lâu. Với mỗi đợt lũ như vậy, các trường trên địa bàn đều phải điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và học tập. Thầy Lương Hồng Quang - Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Độ, nằm trên địa bàn xã Quốc Việt, tâm sự: “Việc phải vượt sông bằng bè để đến trường ảnh hưởng rất lớn tới việc học của học sinh, do đi lại khó khăn một số em thường vào lớp muộn. Đặc biệt, mỗi khi nước lũ lên những em học sinh bên kia sông phải nghỉ học. Khi đó nhà trường đều phải lên kế hoạch phân công giáo viên, bố trí phòng học để tạo điều kiện cho các em học bù. Dù điều này rất bất tiện cho cả thầy và trò, nhưng đây là biện pháp khả dĩ nhất mà nhà trường có thể làm được. Thậm chí, do khó khăn trong đi lại, có những em đang đi học thì bỏ dở, các thầy cô lại phải đến tận nhà vận động, động viên để các em trở lại lớp”.

Trường THPT đã như vậy, đối với các trường THCS và trường tiểu học còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Do vậy, số em học sinh đến trường cứ rơi rụng dần. Nhiều em đã học hết THCS nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phải qua sông đi học khó khăn, đã nghỉ học ở nhà để đi làm thuê. Ở các thôn bên kia sông của xã Quốc Việt giờ chỉ còn khoảng 20 em theo học đến cấp 3.

Không chỉ khó khăn cho học sinh khi đến trường, việc bắt buộc phải qua sông bằng bè, mảng còn khiến người lớn e ngại và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ở các thôn bên kia sông của xã Quốc Việt, có nhiều hộ gia đình ngoài làm ruộng còn có thêm nghề nấu mật đường. Tuy nhiên, do giao thông đi lại khó khăn nên nghề này không có điều kiện để phát triển.

Bà Đắc Thị Oanh (thôn Pò Lạn) kể, đã xảy ra những trường hợp, các gia đình khi mang mật, đường đi bán bị lật bè, mảng và mất hết hàng hóa. Nhiều người đi làm cũng đã bị nước cuốn lật bè, mảng. Tháng 6-2016, Phó hiệu trưởng Trường THCS Quốc Việt là cô Hoàng Thị Yến, khi đi qua sông làm ruộng đã bị nước cuốn trôi mất chiếc mảng, may mắn là cô đã bám được vào dây để lần vào.

Ước mong có một cây cầu

Đã từ lâu người dân xã Quốc Việt mong muốn có một cây cầu để đi lại, giao thương thuận lợi, đặc biệt để các em học sinh đến trường được dễ dàng. Nhưng do địa bàn còn nhiều khó khăn nên người dân và cơ sở phải trông chờ vào chủ trương của cấp trên. Ông Hà Quang Huy - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quốc Việt cho biết: “Từ nhiều năm nay, mỗi cuộc họp thôn, xã hay tiếp xúc cử tri, người dân đều kiến nghị xây dựng một cây cầu treo ở địa phận hai thôn Pò Lạn và Co Khuyu nhưng chưa được. Hiện tại huyện chưa có chủ trương, kế hoạch xây cầu ở đây. Nếu được cấp trên quan tâm, cán bộ và nhân dân trong xã sẵn sàng đóng góp công sức để tham gia xây dựng cầu”.

Trong khi chờ đợi sự quan tâm từ cấp trên, hằng năm các thôn có con em đi học qua sông bằng bè mảng đều tổ chức các hộ đóng góp bằng thóc cho người trông và trở bè, mảng. Về phía xã, cũng tích cực tuyên truyền các gia đình có con em đi học phải nhắc nhở và chú ý an toàn cho các cháu. Nhờ đó mà những năm gần đây chưa có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Ngoài ra, xã cũng xin các nguồn tài trợ phao và áo phao từ các nhà hảo tâm để trang bị cho các cháu học sinh đến trường thêm an toàn, ông Huy cho biết thêm.

nhung dua tre mao hiem den truong

Có mặt trong chuyến đi, đồng chí Ngô Quốc Hương - Phó trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ Công an tỉnh Lạng Sơn hy vọng, những hoạt động của công an tỉnh sẽ đem lại niềm say mê học tập cho các em học sinh, khuyến khích các em tiếp tục đến trường tìm những con chữ. Qua đó, động viên nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Được biết, hoạt động thiện nguyện đã trở thành truyền thống của Công an tỉnh Lạng Sơn, được lãnh đạo công an tỉnh tạo điều kiện về mặt chủ trương và cán bộ, chiến sĩ ủng hộ về nguồn lực.

Chia tay các em học sinh ở xã Quốc Việt, tôi vẫn nhớ như in câu nói của em Hoàng Thị Huyền: “Em và các bạn chỉ ước có cây cầu treo bắc qua sông để đi học được dễ dàng mà chưa có. Mặc dù giờ em sắp học xong rồi nhưng vẫn muốn có cây cầu để các em nhỏ hơn đi".

Nguyễn Hưng - Quang Thịnh