Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thế giới đêm qua - 13/1

09:06 | 14/01/2019

155 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ba Lan cân nhắc việc hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei. Tổng thống Séc chỉ trích Cơ quan an ninh vì cảnh báo về Huawei. Ai Cập kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 3 tháng.
the gioi dem qua 131Tin nóng thế giới hôm nay - 13/1
the gioi dem qua 131Thế giới đêm qua - 12/1
the gioi dem qua 131Tin nóng thế giới hôm nay - 12/1
the gioi dem qua 131
Một gian hàng của Huawei tại Hội nghị Di động thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/6/2018. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

1. Ba Lan cân nhắc việc hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei

Reuters đưa tin ngày 13/1, quan chức cấp bộ trưởng phụ trách An ninh mạng của Ba Lan Karol Okonski cho biết nước này có thể cân nhắc một lệnh cấm sử dụng những sản phẩm của tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) trong các cơ quan công quyền, sau vụ bắt giữ một nhân viên của tập đoàn nói trên tại quốc gia Đông Âu này hồi tuần qua.

Ông Okonski nói: "Chúng tôi sẽ phân tích liệu rằng quyết định của chúng tôi có bao gồm chấm dứt việc sử dụng các sản phẩm của Huawei hay không... Chúng tôi không có những công cụ pháp lý để buộc các công ty tư nhân hoặc công dân ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của công ty công nghệ thông tin. Không thể loại trừ khả năng chúng tôi sẽ cân nhắc những thay đổi pháp lý để cho phép một động thái như vậy".

Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng có thể xem xét việc thắt chặt khung pháp lý nhằm cho phép nhà chức trách nước này hạn chế việc sử dụng các sản phẩm của những công ty bị cho là đe dọa an ninh của Ba Lan.

2. Tổng thống Séc chỉ trích Cơ quan an ninh vì đưa ra cảnh báo về Huawei

Theo đài phát thanh Prague mới đây, Tổng thống Séc Miloš Zeman đã chỉ trích các cơ quan an ninh Séc vì cơ quan này cho rằng các sản phẩm do tập đoàn truyền thông Huawei của Trung Quốc sản xuất là mối đe dọa. Theo ông Zeman, vấn đề trên đã gây tổn hại cho lợi ích kinh tế của Séc - và việc hoàn vốn từ Bắc Kinh sẽ tác động lớn đến một số công ty lớn nhất của nước này.

Cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhà sản xuất ôtô Škoda Auto vì công ty đã có các thỏa thuận đầu tư lớn ở Trung Quốc, trong khi các công ty O2, PPF, đã lên kế hoạch hợp tác với Huawei để triển khai mạng 5G tại Séc. Tổng thống Zeman cho rằng Trung Quốc sẽ trả đũa các cảnh báo an ninh do chính quyền Séc ban hành liên quan đến việc sử dụng công nghệ Huawei.

Hồi tháng 12/2018, Cơ quan Thông tin và An ninh mạng Quốc gia Séc đã đưa ra cảnh báo bảo mật liên quan đến các sản phẩm của Huawei. Ngay sau đó, Thủ tướng Andrej Babiš đã ra lệnh cho Văn phòng Chính phủ Séc ngừng sử dụng điện thoại di động do công ty Trung Quốc này sản xuất.

3. Ai Cập kéo dài tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 3 tháng

Ngày 13/1, Chủ tịch Quốc hội Ai Cập Ali Abdel-Aal tuyên bố trước các thành viên Quốc hội rằng Tổng thống Abdel-Fattah Al-Sisi đã ban hành sắc lệnh tổng thống số 17/2019, theo đó kéo dài lệnh tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng, bắt đầu vào lúc 1 giờ sáng ngày 15/1/2019. Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trước đó được áp đặt từ tháng 4/2017 sau các vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào hai nhà thờ Cơ đốc giáo, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Truyền thông nhà nước Ai Cập dẫn tuyên bố của ông Abdel-Aal nêu rõ: “Sắc lệnh này, vốn thực hiện theo điều 154 của Hiến pháp, cần nhận được sự tán thành của hai phần ba các thành viên Quốc hội". Sắc lệnh trên đã được Quốc hội thông qua mà không cần phải tiến hành phiên thảo luận.

Sắc lệnh này cho phép quân đội và cảnh sát được tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đối phó với mối đe dọa từ khủng bố và ngăn chặn các nguồn cung cấp tài chính của khủng bố, bảo đảm an ninh đất nước, bảo vệ các tài sản của công và của người dân đồng thời bảo vệ sinh mạng của các công dân nước này.

4. Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả tấn công người Kurd ở Syria

AFP đưa tin ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về sự tàn phá nền kinh tế nếu nước này tấn công các lực lượng người Kurd.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump viết: "Sẽ tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế nếu họ tấn công người Kurd. Tương tự, (Mỹ) không muốn người Kurd khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ... Nga, Iran và Syria là những người hưởng lợi lớn nhất từ chính sách dài hạn của Mỹ tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria. Chúng ta cũng hưởng hưởng lợi, song giờ là lúc đưa quân đội của chúng ta về nhà. Ngừng những cuộc chiến không có hồi kết!"

Cảnh báo được đưa ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Syria, đồng thời cũng hối thúc người Kurd không được khiêu khích Ankara.

5. SDF khẳng định "IS đang sống trong những thời khắc cuối cùng"

Reuters đưa tin ngày 13/1, một quan chức thuộc Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) cho biết tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng "đang sống trong những thời khắc cuối cùng của chúng," tại khu vực cuối cùng mà những kẻ khủng bố này chiếm đóng gần biên giới với Iraq, nơi SDF đang tấn công IS.

Người đứng đầu bộ phận truyền thông của SDF Mustafa Bali cho hay lực lượng này đã đẩy mạnh các cuộc tấn công trong 2 ngày qua và đã kiểm soát các khu vực nằm giữa vùng đất IS chiếm đóng và biên giới với Iraq, qua đó cắt đứt đường tháo chạy của chúng. Ông Mustafa Bali cũng cho hay người dân ở miền Bắc Syria và liên quân quốc tế cần thảo luận một kế hoạch sau khi tiêu diệt được IS và đưa ra các biện pháp ngăn chặn IS tái tổ chức và trở lại một lần nữa.

Hiện, IS vẫn chiếm đóng vùng lãnh thổ ở bờ Tây sông Euphrates, nằm giữa những khu vực do chính quyền Syria và các đồng minh kiểm soát.

Lâm Anh (t/h)