Tin nóng thế giới hôm nay - 12/1
Tin nóng thế giới hôm nay - 11/1 |
Thế giới đêm qua - 10/1 |
Hiện trường vụ nổ. (Nguồn: twitter.com/croissandeau) |
1. Nổ cực lớn ở trung tâm Paris
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết một vụ nổ cực lớn đã xảy ra ở quận trung tâm Paris vào khoảng 9h sáng nay (12/1, giờ địa phương) khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và làm nhiều người bị thương. Vụ nổ xảy ra tại một tòa nhà nằm trên đường Rue d'Uzes thuộc quận 9 của thủ đô nước Pháp, gần sàn chứng khoán Paris và trụ sở hãng thông tấn AFP.
Khoảng 140 lính cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường để giúp sơ tán các nạn nhân khỏi tòa nhà, nơi chứa nhiều văn phòng của các công ty luật, kế toán và viễn thông. Sức công phá từ vụ nổ khiến một tiệm bánh gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nhà chức trách Pháp đã ban bố báo động đỏ trước sự việc. Cảnh sát Paris cảnh báo người dân "tránh xa khu vực để nhường đường cho phương tiện khẩn cấp".
2. Phó chủ tịch Huawei Canada bất ngờ từ chức
Phó chủ tịch Huawei Canada Scott Bradley hôm 11/1 trong một bài đăng trên mạng LinkedIn thông báo rời khỏi vị trí cấp cao tại công ty, song không nêu bất kỳ lý do nào cho quyết định trên, Reuters đưa tin.
Bradley là một phát ngôn viên công chúng quan trọng ở Huawei Canada, vốn đang nằm trong tâm điểm chú ý sau vụ nhà chức trách Canada bắt Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn này, theo yêu cầu từ Mỹ.
Chủ tịch Huawei Eric Li trong một bức thư gửi các nhân viên cho hay sau khi từ chức, Bradley sẽ trở thành cố vấn đặc biệt của công ty, trợ giúp công ty trong trường hợp cần thiết. Huawei đang ngày càng bị đề phòng ở phương Tây vì những mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc và việc Mỹ cáo buộc các thiết bị của hãng này có thể bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp.
3. Đức thừa nhận lực lượng quân đội chung châu Âu đã hình thành
Ngày 11/1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Layen tiết lộ một lực lượng quân đội chung của châu Âu vốn gây nhiều tranh cãi đã được hình thành nhờ sự hỗ trợ từ Pháp, quốc gia đồng minh thân cận của Berlin. Bà Von der Layen cho biết Đức và Pháp hiện là các "động lực" chính về phòng thủ châu Âu và hai nước sẽ sát cánh cùng nhau khi đối mặt với mọi cuộc tấn công.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng lên tiếng chỉ trích những người phản đối Thỏa thuận Hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) của Liên minh châu Âu (EU) với sự tham gia và phối hợp chung của quân đội 25 nước. Bà khẳng định những quốc gia cam kết tham gia thỏa thuận này hoàn toàn mang tính tự nguyện, tất cả vì lợi ích an ninh chung của châu Âu chứ không phải theo yêu cầu từ phía Brussels (Bỉ).
4. Canada chỉ trích Trung Quốc không tôn trọng nguyên tắc miễn trừ ngoại giao
Ngày 11/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gia tăng sức ép với Bắc Kinh liên quan đến vụ bắt giữ hai công dân Canada, khi cáo buộc Trung Quốc không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao.
Phát biểu với báo giới tại thành phố Regina, Thủ tướng Trudeau cho rằng Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada một cách “tùy tiện và bất công”, trong đó có một trường hợp mà phía Bắc Kinh không tôn trọng quy tắc miễn trừ ngoại giao.
Bình luận của Thủ tướng Trudeau rõ ràng muốn đề cập đến vụ bắt giữ ông Michael Kovrig, người chuẩn bị rời vị trí công tác ở cơ quan ngoại giao Canada và làm việc cho Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG).
5. Tổng thống Mỹ nêu lý do chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Ngày 11/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào lúc này, như cách để gây quỹ cho kế hoạch xây bức tường biên giới, qua đó chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ một phần. Ông Trump khẳng định “muốn Quốc hội làm nhiệm vụ của mình”, đồng thời cho biết các nghị sỹ của đảng Dân chủ “nên quay trở lại và bỏ phiếu ủng hộ".
Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng tái đề cập tới việc ông sẽ cân nhắc có thay đổi lớn trong quá trình cải cách hệ thống nhập cư. Tuy nhiên, một động thái như vậy chỉ được thực hiện khi kế hoạch xây tường ở biên giới với Mexico của ông nhận được ngân sách.
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump được đưa ra trong thời điểm tình trạng đóng cửa một phần chính phủ Mỹ đang chuẩn bị tạo nên kỷ lục mới khi vượt qua tình trạng tương tự kéo dài 21 ngày vào năm 1996 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton.
Lâm Anh (t/h)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp