Thế giới đêm qua - 1/12
Tin nóng thế giới hôm nay - 01/12 |
Thế giới đêm qua - 30/11 |
Tin nóng thế giới hôm nay - 30/11 |
Các nhà lãnh đạo G20 thảo luận tại hội nghị ở Buenos Aires, Argentina. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
1. Hội nghị thượng đỉnh G20: Argentina tin tưởng vào sự đồng thuận
Ngày 1/12, Chính phủ Argentina bày tỏ tin tưởng về việc các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ đạt được sự đồng thuận và thông qua tuyên bố chung khi Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến sẽ bế mạc sau hai ngày nhóm họp tại Buenos Aires.
Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Daniel Raimondi nhấn mạnh về khả năng hoàn thiện văn kiện cuối cùng với tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Ông nêu rõ việc giữ quyền chủ tịch G20 tại hội nghị lần này giúp cho Argentina có cơ hội đưa được vào chương trình nghị sự những tiếng nói của các nước đang phát triển và có nhu cầu khác nhau. Thứ trưởng Ngoại giao Argentina khẳng định nước chủ nhà sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu vì sự thành công của hội nghị.
2. Tổng thống Pháp: Các đối tượng gây rối sẽ phải chịu trách nhiệm
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào ngày 1/12, tuyên bố "luôn tôn trọng những thách thức và phản đối,” song “sẽ không bao giờ chấp nhận bạo lực" trước những hành động phá hoại của những đối tượng quá khích tham gia biểu tình tại trung tâm Paris. Ông Macron nhấn mạnh bạo loạn diễn ra ở Paris “không phải là biểu hiện hòa bình của sự tức giận hợp pháp." Theo Tổng thống Macron, không một lý do nào có thể biện minh cho việc Khải hoàn Môn - biểu tượng vinh quang của nước Pháp, bị bôi bẩn, cảnh sát bị tấn công, người qua đường và phóng viên bị đe dọa, cửa hàng và nhà dân bị cướp phá, tài sản công và tư bị đốt cháy. Ông khẳng định các thủ phạm sẽ được nhận dạng và “phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
3. Đức nêu sáng kiến xây dựng dự án kiểm soát vũ khí toàn cầu mới
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 1/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên tiếng kêu gọi "một tư duy mới" về chính sách giải trừ vũ khí, đồng thời thông báo một sáng kiến của Đức nhằm cải thiện quyền kiểm soát vũ khí theo kịp sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên những chi tiết cụ thể về sáng kiến này vẫn chưa được công bố. Phát biểu trên của Ngoại trưởng Maas được đưa ra vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington có ý định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản trong văn kiện này. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới. Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn, Ngoại trưởng Maas thông báo rằng các ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ thảo luận về hiện trạng Hiệp ước INF trong một cuộc họp vào ngày 4/12 tới tại thủ đô Brussels (Bỉ) nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ các đối tác châu Âu về các biện pháp kiểm soát vũ khí toàn cầu mới.
4. Ba Lan yêu cầu gây sức ép lên các nước tham gia Dòng chảy phương Bắc 2
Phát biểu trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin ở Kiev hôm 1/12, Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực lên các nước đang hỗ trợ việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Ông Czaputowicz nhấn mạnh đây là thời điểm thích hợp để gây sức ép lên các nước muốn thực hiện dự án này, rằng việc thực hiện dự án này là không có cơ sở và nguy hiểm. Dòng chảy phương Bắc 2 là một dự án liên doanh giữa các tập đoàn Gazprom của Nga, Engie của Pháp, OMV AG của Áo, Royal Dutch của Anh cùng Uniper và Wintershall của Đức. Mục tiêu của dự án là vận chuyển 55 tỷ m3 khí hàng năm từ Nga sang Liên minh châu Âu, bằng đường ống chạy ngầm dưới biển Baltic, bỏ qua vai trò trung chuyển bấy lâu nay của Ukraine. Nhiều quốc gia ở châu Âu hoan nghênh dự án, song Ukraine, Ba Lan và Mỹ lại lên tiếng phản đối, cho rằng dự án này mang động cơ chính trị, tìm cách tước đoạt vai trò trung chuyển của Kiev.
5. Chỉ huy Hải quân Mỹ tại Trung Đông tử vong tại Bahrain
Theo Reuters, Hải quân Mỹ ngày 1/12 thông báo, Phó Đô đốc Scott Stearney, chỉ huy Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ đóng tại Bahrain, đã bị phát hiện chết tại nhà riêng ở Bahrain. Hải quân Mỹ không tiết lộ nguyên nhân cái chết.
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho hay: "Cơ quan Điều tra Hình sự Hải quân và Bộ Nội vụ Bahrain đang hợp tác điều tra, nhưng vào thời điểm hiện tại không phát hiện dấu hiệu của một vụ giết người”. Theo ông Richardson, cấp phó của ông Stearney, Phó Đô đốc Paul Schlise, sẽ tiếp quản vị trí chỉ huy.
Lâm Anh (t/h)
-
Bản tin Năng lượng xanh: Cổ phiếu GE Vernova sụt giảm sau sự cố hỏng cánh tuabin tại trang trại gió ngoài khơi nước Anh
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ý cắt giảm các thủ tục quan liêu về năng lượng xanh, kiểm soát các nhà máy bất hợp pháp
-
Bản tin Năng lượng xanh: Bồ Đào Nha có kế hoạch nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tiêu thụ điện lên 93% vào năm 2030
-
Bản tin Năng lượng xanh: Tây Ban Nha có kế hoạch mới hỗ trợ ngành công nghiệp hydro xanh và năng lượng tái tạo
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng