Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

THẾ GIỚI 24H: Nông dân châu Âu khốn đốn vì Nga

07:00 | 09/09/2015

5,135 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hàng nghìn nông dân trên khắp châu Âu đã tập hợp tại thủ đô Brussels, Bỉ để biểu tình phản đối việc giá nông sản giảm mạnh trong hơn một năm qua.
the gioi 24h nong dan chau au khon don vi nga
Nông dân Bỉ biểu tình vì giá nông sản xuống quá thấp khiến việc chăn nuôi, trồng trọt không có lãi

Ngày 8/9, mọi con đường dẫn đến trụ sợ chính của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels đều bị phong tỏa. Hàng nghìn nông dân trên khắp châu Âu đã tập hợp tại đây để biểu tình phản đối việc giá thịt bò, thịt lợn, bơ sữa và nhất là rau quả đã giảm giá mạnh trong hơn 1 năm qua khiến họ không thể bù đắp đủ chi phí sản xuất.

Ông Gert Remmy, nông dân Đức, nói: “Giá sữa quá rẻ mạt, nuôi bò rồi vắt sữa bán không khác gì cho không người tiêu dùng”.

Nhiều nông dân bức xúc khi cho rằng, họ chính là nạn nhân của những chính sách mang tính chính trị quốc tế của giới chức châu Âu. Giờ đây, họ mang chính những nông sản không bán được như trứng, bò sữa tới đây yêu cầu hành động cấp thiết cứu vãn tình hình. Cảnh sát sau đó buộc phải sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông.

Ông Fernand Etgen, Bộ trưởng Nông nghiệp Luxembourg, cho biết: “Chúng tôi hi vọng cuộc họp khẩn cấp cấp Bộ trưởng sẽ đạt được các đề xuất giúp vực dậy giá nông sản để cuộc sống của những người nông dân đỡ khó khăn hơn”.

Trước đó, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch giải ngân 500 triệu euro trong quỹ khẩn cấp nhằm giúp giảm bớt áp lực về giá nông sản giam cho người nông dân. Nhưng các chuyên gia nhận định, số tiền trên chỉ như muối bỏ bể trong tổng thiệt hại hàng tỷ euro mà họ đang phải gánh chịu.

Thị trường tiêu thụ nông phẩm của EU bị thu hẹp trong thời gian qua và việc đóng cửa các thị trường chính, đặc biệt là Nga, đã gây những tác động tiêu cực tới lĩnh vực nông nghiệp trong khối nói chung và tới người nông dân nói riêng.

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU đã khiến nông dân châu Âu thiệt hại khoảng 5,5 tỷ euro. Trước đó, tính đến tháng 8/2014, thị trường nông sản, thực phẩm Nga tiêu thụ tới 16 tỷ euro hàng xuất khẩu của EU.

Sức khỏe kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi

Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục đà xuống dốc trong tháng 8/2015: xuất khẩu giảm sút, còn nhập khẩu thụt lùi mạnh mẽ, chứng tỏ nền kinh tế thứ hai thế giới đang mất sức rõ rệt, đồng thời phản ánh sự sai biệt giữa tỉ lệ tăng trưởng do Bắc Kinh thông báo và các chỉ số của nền kinh tế thực.

Số liệu trên được công bố hôm 8/9/2015, một ngày sau khi Bắc Kinh hạ tỉ lệ tăng trưởng năm 2014 xuống còn 7,3%. Trong khi đó Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia khẳng định Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng trung bình 7% trong năm 2015. Tuy nhiên cách biệt ngày càng xa giữa các con số chính thức và một loạt những chỉ số về hoạt động kinh tế, từ nhập khẩu, lượng điện và xi-măng sản xuất cho đến đầu tư địa ốc, nhà mới xây và xe hơi mới bán được đều xuống dốc.

Việc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ 5% trong tháng 8 để hỗ trợ xuất khẩu, theo một nhà phân tích, chưa thể mang lại hiệu quả trong vòng ba đến sáu tháng tới, và một chuyên gia cho rằng chỉ có tác động hạn chế lên xuất khẩu vì chủ yếu là nhu cầu thấp chứ không phải vì giá. Xuất khẩu giảm cũng do vụ nổ ở cảng Thiên Tân, và việc chính quyền buộc hàng ngàn nhà máy phải ngưng hoạt động để giữ cho bầu trời xanh giả tạo trong cuộc diễn binh kỷ niệm chấm dứt Thế chiến thứ 2 hôm 3/9. Còn nhập khẩu giảm, theo nhiều chuyên gia là vì nhu cầu nội địa yếu kém.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng thấy trong tháng 8: xuống còn 3.560 tỉ USD, giảm 93,9 tỉ USD, do Bắc Kinh đã tung ra một lượng tiền lớn để cứu thị trường chứng khoán, bị mất đến 40% giá trị từ giữa tháng 6.

Sự sa sút của Trung Quốc, nước chiếm đến 13% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, gây lo ngại ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.

Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử

Ngày 8/9, Abe tiếp tục lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (PLD) cầm quyền thêm một nhiệm kỳ ba năm. Lên tiếng sau khi được sự tín nhiệm của đảng, ông Abe cam kết tiếp tục chính sách kích cầu kinh tế được thực hiện từ khi ông lên nắm quyền hồi cuối năm 2012 tới giờ.

Ông nói rằng chính sách này đã giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập trung bình của người dân tăng, hứa hẹn sẽ kiểm soát được lạm phát, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Ông Abe tái đắc cử chức vụ chủ tịch đảng đương quyền trong lúc uy tín chính trị của ông với cử tri Nhật đang giảm, sau khi ông bày tỏ ý kiến muốn mở rộng hoạt động quân sự, cho phép binh sĩ Nhật được quyền tham chiến ở nước ngoài.

Ý kiến này của ông gặp sự chống đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều cuộc biểu tình mang nội dung phản đối chiến tranh đã diễn ra ngay ở thủ đô Tokyo và những thành phố lớn khác của Nhật Bản, lôi cuốn hàng trăm ngàn người.

Cả Pháp và Anh cùng không kích IS

Trước nguy cơ khủng bố được điều khiển từ Syria, Pháp và Anh muốn tiến hành các cuộc không kích vào tổ chức IS tại nước này, trong khi Luân Đôn đã từng không kích lần đầu bằng máy bay không người lái vào cuối tháng 8/2015. Hôm 8/9 quân đội Pháp bắt đầu những chuyến bay dọ thám đầu tiên trên không phận Syria.

Đối với Paris, mục tiêu là làm giảm nhẹ mối đe dọa khủng bố trên đất Pháp. Các vụ khủng bố đẫm máu vào tuần báo Charlie Hebdo, một nữ cảnh sát và một siêu thị Do Thái hồi tháng Giêng, vụ tấn công hụt trên tàu cao tốc Thalys cuối tháng 8…và những vụ khác đều ít nhiều có liên quan đến thánh chiến, và một số vụ IS đã nhận là tác giả. Việc bay trinh sát Syria sẽ giúp tình báo Pháp thu thập được những thông tin tối cần thiết về các trung tâm huấn luyện và ý đồ của IS tại Syria.

Luân Đôn hôm qua đã nêu ra lý do an ninh tương tự, và tiết lộ đã không kích Syria lần đầu tiên vào ngày 21/8. Thủ tướng David Cameron thông báo cho Quốc hội Anh: “Ba quân thánh chiến trong đó có hai người quốc tịch Anh đã bị chết trong một cuộc không kích được chuẩn bị kỹ lưỡng, do máy bay không người lái thực hiện”. Ông khẳng định: “Chúng ta không có chọn lựa nào khác, vì những người này đang tuyển mộ và chuẩn bị các cuộc tấn công tàn bạo vào phương Tây”, và trong vùng “không có chính phủ để có thể làm việc chung”.

Tối qua, hai nguyên thủ Pháp và Anh đã trao đổi qua điện thoại, nêu ra việc tăng cường hành động của đôi bên “để phối hợp trong cuộc chiến chống IS và song song đó là chuẩn bị cho một chuyển đổi chính trị”.

Hình ảnh ấn tượng

the gioi 24h nong dan chau au khon don vi nga 1
Cảnh sát bị ném trứng trong khi nông dân và giới chăn nuôi từ khắp châu Âu tham gia một cuộc biểu tình kêu gọi giúp đỡ nhiều hơn trước tình trạng giá bán thấp và chi phí sản xuất cao, bên ngoài một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng nông nghiệp Liên minh châu Âu tại trụ sở Hội đồng EU ở Brussels, Bỉ.

G.K

Năng lượng Mới (Theo AP, Reuters, ABC News)