THẾ GIỚI 24H: Mỹ tá hỏa vì Nga sắp bán tên lửa cho Iran
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga |
Ngày 18/8, Bộ Quốc phòng Iran cho biết vào tuần tới, nước này sẽ ký hợp đồng mua 4 hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga. Hợp đồng này sẽ giúp Tehran tiến gần hơn tới việc sở hữu năng lực phòng không tân tiến.
“Bản hợp đồng đã được soạn thảo xong và chúng tôi sẽ đến Nga vào tuần tới để ký”- ông Hossein Dehghan, Bộ trưởng Quốc Phòng Iran, nói.
Trước đó, Tập đoàn sản xuất vũ khí của Nga Almaz-Antey hồi tháng 6 từng tuyên bố sẽ cung cấp cho Iran phiên bản cải tiến của S-300, một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất trên thế giới.
Ngày 19/8, Mỹ đã lên tiếng phản đối. “Từ lâu nay, Mỹ vẫn nêu lên lo ngại liên quan đến các báo cáo rằng Nga có thể bán hệ thống tên lửa này cho Iran”- Jeff Davis, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, nói với Fox News.
Nga và Mỹ, cùng bốn quốc gia khác, vừa đạt một thỏa thuận khung về nguyên tử với Iran, mà theo đó, lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran sẽ kéo dài thêm 5 năm nữa.
Tuy nhiên, một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Fox News rằng hệ thống tên lửa S-300 không nằm trong danh sách bị cấm bán theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, hoặc thỏa thuận nguyên tử. Thế nhưng, Mỹ vẫn không muốn Nga bán tên lửa này cho Iran.
Khi được hỏi về chức năng của hệ thống tên lửa, một giới chức quốc phòng Mỹ có kiến thức về loại vũ khí này nói với Fox News rằng: “Ðây là một loại vũ khí rất nguy hiểm, có thể bắn rớt chiến đấu cơ của Mỹ hoặc Israel”.
Chờ S-300 từ Nga, Iran đưa vào trang bị “S-300 nội địa” Ngày 20-7, giới chức Iran đang lên kế hoạch trong tháng 9 này sẽ đưa vào trang bị tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Bavar 373 được quảng cáo có tính năng tương đương với tổ hợp tên lửa S-300 của Nga. Theo lời chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Chuẩn tướng Farzad Ismaili, tổ hợp Bavar 373 đầu tiên sẽ được triển khai tại căn cứ phòng không Khatam al-Anbiya. |
Xem hệ thống tên lửa S300 của Việt Nam trực chiến Với hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu tốt, tên lửa S-300 là vũ khí hiệu quả chống lại các cuộc tấn công đường không, tập kích đường không bằng tên lửa và máy bay hiện đại của địch. |
Bà Abe bất ngờ viếng thăm đền Yasukuni
Tờ The Japantimes ngày 18/8 cho biết Phu nhân của Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/8 đã có cuộc viếng thăm bất ngờ đến ngôi đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi ở thủ đô Tokyo- nơi tưởng nhớ những người đã chết trong Thế chiến thứ hai, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh đã bị kết án.
Tờ báo trên đã trích dẫn thông tin trên trang cá nhân của Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Akie Abe rằng bà "cảm thấy khác biệt" trong chuyến thăm đền Shinto lần này.
Bốn ngày trước đó (15/8), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi đồ lễ, và cử phụ tá Koichi Hagiuda – một nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và ba Bộ trưởng trong nội các của mình tới ngôi đền chiến tranh Yasukuni nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai.
Hành động này ngay lập tức đã bị các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, hai quốc gia từng bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai và luôn xem đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ chỉ trích, phản đối mạnh mẽ.
Trước đó, chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Abe tháng 12/2013 đã gây ra những căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh và Seoul, thậm chí còn khiến đồng minh thân cận Washington rất "thất vọng".
Mỹ sợ lực lượng chống ngầm của Trung Quốc?
Trung Quốc đang tập trung tăng cường năng lực chống ngầm để đối phó với lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của Mỹ, trong đó Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển máy bay trực thăng chống ngầm.
Trang tin National Interest của Mỹ bày tỏ lo ngại lực lượng chống ngầm ngày càng được tăng cường của Trung Quốc sẽ "gặm nhấm" dần ưu thế tàu ngầm của quân Mỹ.
10 năm trước, Hải quân Trung Quốc mới chỉ có vài chục máy bay trực thăng Zhi-8. Nhưng những năm gần đây, số lượng trực thăng của hải quân nước này đã tăng gấp nhiều lần, trong đó đáng chú ý nhất là trực thăng chống ngầm kiểu mới Zhi-18F.
Các chuyên gia vũ khí Trung Quốc cho biết Zhi-18F được trang bị radar theo dõi mặt nước ưu việt, có thể phát hiện kính tiềm vọng và cột đèn tín hiệu của tàu ngầm trong phạm vi bán kính tối thiểu từ 40-70km. Zhi-18F có thể mang theo 4 quả ngư lôi chống ngầm.
Nếu so với Zhi-8, rõ ràng Zhi-18F có tính năng vượt trội, còn so với trực thăng chống ngầm SH-60 của Hải quân Mỹ, Zhi-18F chiếm ưu thế hơn vì có thể mang theo nhiều hơn thiết bị dò âm thanh SONA thả nổi trên mặt biển và thực hiện hành trình bay liên tục dài hơn.
Điều khiến Mỹ lo ngại hơn là theo kế hoạch, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ chở theo tới 6 trực thăng chống ngầm Zhi-18F. Ngoài ra, tuần dương hạm kiểu mới 055 sẽ được trang bị cho Hải quân Trung Quốc trong tương lai gần cũng được thiết kế chở theo 2 máy bay trực thăng chống ngầm loại này.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc còn tập trung nâng cấp khả năng chống ngầm của các loại máy bay cánh bằng, trong đó điển hình là máy bay tuần tra chống ngầm cỡ lớn Gaoxin-6 (GX- 6). Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới Jiaolong-600 (JL- 600), sẽ được sử dụng trong tác chiến chống ngầm.
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ lo ngại, sức mạnh chống ngầm của Hải quân Trung Quốc được tăng cường đồng nghĩa với ưu thế tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ đang dần mất đi. Mặc dù tàu ngầm của Mỹ hiện đại, khả năng tàng hình ưu việt và âm thanh phát ra khi vận hành là không đáng kể, nhưng khi máy bay trực thăng chống ngầm Zhi-18F của Hải quân Trung Quốc chủ động thả thiết bị dò âm thanh SONA để theo dõi, tàu ngầm của Mỹ vẫn rất dễ bị phát hiện và bị tấn công. Chính vì vậy, giới quân sự Mỹ kêu gọi Hải quân Mỹ cần được trang bị vũ khí thiết bị tương ứng để đối phó với lực lượng không quân-hải quân ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc.
Đã có Viagra cho nữ giới
Ngày 19/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) ngày 18/8 đã chính thức cho phép lưu hành thuốc Addyi, được xem là "Viagra dành cho nữ giới" vì nó có công dụng cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, FDA cũng lên tiếng cảnh báo về những ảnh hưởng phụ của loại thuốc này.
Là sản phẩm của Công ty dược phẩm Sprout, Addyi được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện khả năng suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ. Tuy nhiên, FDA yêu cầu nhà sản xuất cần có cảnh báo thích hợp và lưu ý về tác dụng phụ của thuốc, vốn là nguyên nhân khiến FDA hai lần bác bỏ việc lưu hành hồi năm 2010 và 2013. Ngoài ra, Addyi cũng sẽ chỉ được bày bán tại các hiệu thuốc được cấp phép.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy Addyi có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, huyết áp thấp hoặc thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra, khi dùng thuốc này kèm với rượu, Addyi có tác dụng như một thuốc tránh thai và có khả năng dẫn tới tình trạng mất tập trung khi lái xe.
Dự kiến thuốc Addyi sẽ có mặt trên thị trường Mỹ ngày 17/10 tới và chi phí khi dùng thuốc là khoảng 400 USD/tháng.
Hình ảnh ấn tượng
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) ngồi trong một tàu lặn biển khi nó lặn xuống Biển Đen dọc theo bờ biển thành phố Sevastopol, Crưm, để xem xác một con tàu buôn cổ bị đắm được tìm thấy vào cuối tháng 5/2015. |
G.K
Năng lượng Mới
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Chính quyền Mỹ chạy đua chi tiền cho năng lượng sạch trước thềm cuộc bầu cử
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Mỹ quan tâm tới các dự án cảng biển, logistic và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo