Thầy cô bám bản “kéo” các em đến trường học chữ
Chúng tôi ghé thăm điểm trường Pa Lin (trường Tiểu học và THCS A Vao, huyện Đarông, tỉnh Quảng Trị) vào một ngày cuối tháng 10. Điểm trường Pa Lin được xem là một trong những nơi xa nhất của xã A Vao. Chính vì vậy, giao thông đi lại còn vất vả, điều kiện sống của người dân vẫn còn không ít khó khăn.
Hơn 4 năm công tác tại các điểm trường xã A Vao, thầy Nguyễn Đức Bình cảm thấy mình đã quen với lối sống, phong tục của người dân. Hơn nữa, mỗi trường hợp hoàn cảnh học sinh trong bản thầy Bình đều hiểu rõ.
Các em học sinh chủ yếu là người Pa Kô, điều kiện sống còn khó khăn. |
Dẫu nhà chỉ cách trường hơn 50 km, nhưng chặng đường từ trường về nhà lại hết sức gian nan. Để đảm bảo việc dạy học, thầy Bình phải bỏ lại vợ con để bám vùng đất A Vao này dạy chữ cho học sinh. Tầm 1 tuần hoặc 10 ngày, những khi nhớ nhà, thầy lại khăn gói lên đường trở về. Dạy học tại điểm trường Pa Lin, nhà thầy Bình được xem là xa nhất nhưng thầy vẫn cố gắng bám trường, bám lớp dạy học.
Thầy Bình nói rằng, đời sống của bà con nơi vùng cao này còn khá vất vả, sống dựa vào nương rẫy. Thế nhưng, việc sản xuất trông cậy vào thời tiết, khi được mùa thì cái ăn đầy đủ, lúc thiếu hụt thì nhiều bà con thậm chí còn chưa đủ bữa. Nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời và thường xuyên của chính quyền và lực lượng biên phòng đóng quân trên địa bàn thì nhiều hộ còn thiếu hụt cái ăn.
Tham gia dạy học tại điểm trường Pa Lin hiện có 6 giáo viên, trong đó, 5 giáo viên chủ nhiệm và 1 giáo viên dạy bộ môn. Điểm trường có 71 học sinh người Việt và gần đây có thêm 5 em học sinh người Lào theo học.
Thầy, cô giáo phải bám bản, bám học sinh để kéo các em đến trường. |
Nói về việc học tập của học sinh, thầy Bình cho hay, phần lớn bà con vẫn chưa ý thức được việc học tập của con em mình, chưa bảo ban con trong học tập. Do đó, tình trạng học sinh tự ý bỏ học, lên nương làm rẫy vẫn xảy ra.
“Học sinh nơi đây 100% là người Pa Kô nên việc tiếp xúc, giao tiếp của các em còn khá rụt rè. Các em đều đã có sự cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, do cuộc sống còn khó khăn nên việc chú trọng vào học tập của phụ huynh với con em còn chưa cao. Một số học sinh ý thức việc đến trường còn thấp”, thầy Bình nói.
Để giúp các em duy trì con chữ, hàng ngày, hàng tuần thầy cô phải đến tận bản, vào từng nhà vận động các em đến trường.
Bộ đội Biên phòng tặng quà cho 7 "con nuôi biên phòng", là con trong gia đình đông con, khó khăn vùng biên giới. |
Thầy Bình nói rằng, vào mỗi dịp hè hoặc đầu mỗi năm học, những em học sinh nào kiến thức còn yếu thì thầy, cô đều phải phụ đạo, bồi dưỡng thêm cho các em. Việc dạy phụ đạo bắt đầu nửa tháng trước khi vào năm học mới để các em có thêm kiến thức bắt kịp với các bạn học. Chất lượng cuối năm học chiếm 20-30% khá giỏi.
Là giáo viên bản địa dạy tại điểm trường A Vao, thầy giáo Hồ Văn Phùng cho biết: “Năm nay anh chủ nhiệm lớp 5. Qua một thời gian theo dõi, dạy học, tôi nhận thấy các em cũng đều ngoan, các em tích cực học tập. Dẫu vậy các em chưa thành thạo tiếng Việt, chủ yếu thạo tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình học, tôi phải lồng ghép tiếng phổ thông với tiếng bản địa cho các em dễ hiểu. Nhờ đó, các em học sinh tiếp thu tốt, tích cực học tập”, thầy Phùng nói.
Theo thầy Phùng, chỉ một số em tiếp thu còn hạn chế, các em nói tiếng Việt còn rụt rè. Sự bất đồng ngôn ngữ cũng là rào cản lớn trong việc giảng dạy.
Các em đều chăm ngoan, có ý thức cố gắng trong học tập. |
Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình - Hiệu trưởng trường Tiểu học-THCS A Vao cho biết, toàn trường có hơn 730 em học sinh của 2 cấp, trong đó có 413 học sinh cấp Tiểu học, 321 em học sinh cấp Trung học. Hầu hết các học sinh là con em đồng bào Pa Kô, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
Thầy Bình nói rằng, học sinh của trường ở các bản xa như A Sau, Khe Chuông... nên việc đến trường khá vất vả, phức tạp. Điều kiện trường lớp dù được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. Tại hai bản A Sau, Khe Chuông, điểm trường vẫn dựng bằng gỗ. Hiện ngành giáo dục và địa phương đang tập trung xây dựng một số điểm trường thuộc đề án “Xóa phòng học tạm, phòng học mượn”, trong đó công trình ở thôn Tân Đi sắp hoàn thành.
Thầy Bình chia sẻ, do nhận thức của người dân chưa cao, ý thức về việc học tập của con cái còn hạn chế, nên tình trạng học sinh tự ý nghỉ học lên nương làm rẫy còn xảy ra. Chính vì vậy, các giáo viên vừa phải coi trọng nâng cao chất lượng dạy học, vừa phải bám bản, bám học sinh hàng ngày, hàng tuần để vận động các em đến trường học chữ.
Theo Dân trí
Thầy giáo trẻ nơi “bốn không” giữa đại ngàn | |
Bám bản, bám rừng mang cái chữ cho trẻ |
-
15 nghìn đồng/3 bữa ăn/ngày cho học sinh miền núi: Thầy cô đau đầu
-
Hành trình nhiều "nước mắt" về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối
-
Thầy trò vùng cao cùng nấu bánh chưng tặng học sinh nghèo đón Tết
-
Tuyên dương 166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu 2018
-
Thầy giáo mắc bệnh hiểm nghèo mang cả “gia tài” đi xây bếp ăn cho học sinh vùng cao
-
Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
-
Quảng Nam: Các hồ thủy điện theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn để chủ động điều tiết nước
-
Quảng Nam: Nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Thú sưu tầm đồ bằng bạc lên ngôi
- Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
- Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên