Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thắng lợi của xuất nhập khẩu là động lực của nền kinh tế

10:58 | 01/01/2012

640 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2011 là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011 2015) của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 2020). Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2011 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có đóng góp của kim ngạch xuất nhập khẩu.

Kinh tế Việt Nam năm 2011 chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài. Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công lan rộng tại châu Âu, lạm phát tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta; giá nhiều loại nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình thậm chí còn khó khăn hơn so với năm 2008.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu là một trong những thắng lợi của kinh tế Việt Nam 2011.

Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số chi phí đầu vào cho sản xuất tăng. Mặt khác, chúng ta phải thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn lạm phát tăng cao và duy trì tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý. Tình hình trên đây đã làm khó khăn thêm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Năm 2011, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn đạt kết quả cao, vượt trội cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước.

Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỉ lệ nhập siêu. Tỉ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mức 80% (năm 2010 là 70%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt mức 200 tỉ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2011 ước đạt 96,3 tỉ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, vượt chỉ tiêu đề ra (tăng 10%).

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 50,3%, đạt 48,4 tỉ USD, tăng 45,9% so với năm 2010.

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 49,7%, đạt khoảng 47,9 tỉ USD, tăng 22,5%.

So với năm 2010, có thêm 2 mặt hàng là túi xách, va li, mũ, ô dù và sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch trên 1 tỉ USD, đưa các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỉ USD lên con số 23 mặt hàng.

Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010.

Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2011 ước đạt 105,77 tỉ USD, tăng 24,7% so với năm 2010.

Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,8 tỉ USD, tăng 29,2%, chiếm 45% tổng KNNK cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 58 tỉ USD, tăng 21,2% so với năm 2010.

Trong tổng nhập khẩu, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỉ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, chiếm tỉ trọng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu, nhập siêu năm 2011 đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỉ lệ, ước tính là 9,52 tỉ USD, bằng 9,89% kim ngạch xuất khẩu thấp hơn so với mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Từ những thắng lợi trên, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2012 là xuất khẩu tăng 13% so với năm 2011 và đạt kim ngạch khoảng 108,8 tỉ USD.

Tuy nhiên, quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, ngành Công Thương phấn đấu tỉ lệ nhập siêu không cao hơn năm 2011, tức là khoảng 10%.

Đức Chính