Tháng 5: Nhập siêu lên tới 1,3 tỷ USD
Nhập khẩu ô tô về Việt Nam gấp 7 lần cùng kỳ |
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gỗ |
Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường |
Cụ thể, theo con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của cả nước ước đạt 21,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng đã lên tới 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ.
(Ảnh minh họa) |
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 30,33 tỷ USD, tăng 11,6%, chiếm 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,41 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong khi đó, tính chung 5 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 101,28 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,61 tỷ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,67 tỷ USD, tăng 6,9%.
Việc chỉ riêng tháng 5/2019, nền kinh tế đã nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, thực tế tháng 4/2019 cũng đã nhập siêu 555 triệu USD, khiến tính chung cán cân thương mại 5 tháng, xuất siêu không còn tồn tại. Thay vào đó, nền kinh tế đã nhập siêu 548 triệu USD. Cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế xuất siêu 2,6 tỷ USD.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,73 tỷ USD.
Quay trở lại với diễn biến tình hình xuất nhập khẩu, có thể thấy, một trong những lý do khiến tăng trưởng xuất khẩu không cao như dự kiến chủ yếu là do xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng thấp. Con số của 5 tháng là 19,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ.
Ngoài mặt hàng chủ lực này tăng thấp, nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt. Chẳng hạn, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,3 tỷ USD, tăng 11,1%; hàng dệt may đạt 12,1 tỷ USD, tăng 10,3%; giày dép đạt 7,1 tỷ USD, tăng 14,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,8 tỷ USD, tăng 5,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4 tỷ USD, tăng 18,3%...
Ngược lại, nhập khẩu nhiều mặt hàng lại tăng cao. Chẳng hạn, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,8 tỷ USD, tăng 17,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,8 tỷ USD, tăng 14,9%; vải đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,8%...
Nguyễn Hưng
-
Động lực nào khiến giá vàng tăng "phi mã"?
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
-
Bài 3: Thị trường điện Việt Nam sẽ có cơ chế giá điện linh hoạt
-
Nhà sản xuất pin xe điện Trung Quốc đóng cửa toàn bộ hoạt động tại Châu Âu