Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Than Nội địa ngày ấy và bây giờ

07:50 | 04/07/2015

1,850 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - Vinacomin (VVMI) vừa tổ chức kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập. Từ Công ty Than III, qua 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay đơn vị đã trở thành một tổng công ty đa ngành nghề với doanh thu hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Hiện tổng công ty tập trung vào các lĩnh vực sản xuất như: than, xi măng, vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại... Hằng năm, sản xuất kinh doanh của đơn vị có tăng trưởng khá, đời sống cán bộ, công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ) ổn định và không ngừng được nâng cao.  

Hồi ức và vị thế

Trải qua chặng đường hơn 1/3 thế kỷ, với biết bao thăng trầm, CBCNV đơn vị đã luôn đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh và liên tục phát triển. Còn nhớ, khi mới thành lập, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc là đơn vị được ngành than giao nhiệm vụ khai thác than nhỏ lẻ tại một số địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An… nên còn có tên gọi là Công ty than Nội địa. Khi đó, CBCNV công ty gặp quá nhiều khó khăn vì sản xuất đình trệ do thiết bị, công nghệ lạc hậu, không được đầu tư, vì ai cũng tư duy là đơn vị khai thác than tận thu. Khi đó, sản phẩm chính là than của tổng công ty chất lượng không tốt nên rất khó tiêu thụ cho các hộ công nghiệp, trong khi các sản phẩm khác chưa tạo được sức cạnh tranh trên thị trường…

Song với tinh thần “Kỷ luật - Đồng tâm” rất tự hào của người thợ mỏ, tổng công ty đã từng bước khắc phục khó khăn và không ngừng lớn mạnh. Nếu như thời kỳ mới thành lập, tổng công ty chỉ quản lý và khai thác 3 mỏ than (Núi Hồng, Na Dương, Khánh Hòa) thì đến nay tổng công ty đã có 15 công ty thành viên trực thuộc. Ngành nghề sản xuất của tổng công ty cũng được mở rộng, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm cho con em các dân tộc tại nhiều địa bàn miền núi khó khăn.

Than Nội địa ngày ấy và bây giờ
Mỏ than Núi Hồng (Đại Từ, Thái Nguyên)

Hiện nay, tổng công ty đang tổ chức khai thác than tại các mỏ than Khánh Hòa, Núi Hồng (Thái Nguyên), Na Dương (Lạng Sơn). Tổng công ty đã đầu tư xây dựng và đi vào vận hành ổn định 3 nhà máy xi măng La Hiên, Quán Triều (Thái Nguyên) và Tân Quang (Tuyên Quang) với tổng sản lượng trên 3 triệu tấn/năm khi đạt công suất. Sản phẩm xi măng của tổng công ty có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường với nhiều lợi thế.

Ngoài ra, tổng công ty cũng thành lập các đơn vị phụ trợ nhằm tạo công ăn việc làm cho con em nhân dân các dân tộc trên các địa bàn như: Sản xuất gạch đỏ tại Thái Nguyên, sản xuất đá cung cấp cho các nhà máy xi măng, tự sản xuất vỏ bao xi măng, vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực dịch vụ, tổng công ty xây dựng các khu nghỉ mát điều dưỡng cho công nhân cán bộ trong ngành tại các vị trí thuận lợi như Hồ Núi Cốc, trung tâm thành phố Thái Nguyên v.v...

Các ngành nghề đan xen đã tạo cho Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc một thế đứng vững chắc trên nền sản xuất than như hiện nay. Do vậy, những năm gần đây, mặc dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung, tổng công ty vẫn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh được Tập đoàn Than - Khoáng sản giao. Bên cạnh đó, tổng công ty đã và đang thực hiện tốt khối công việc đồ sộ, từ sắp xếp lại lao động, cổ phần hóa công ty con đến tái cơ cấu toàn tổng công ty và chuẩn bị cho những kế hoạch dài hạn trong tương lai.

Vượt khó chuyển mình trong mô hình mới

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thêm vào đó, hiện nay cả 3 mỏ than của tổng công ty đều khai thác trong điều kiện đã xuống sâu và nằm xung quanh khai trường là các khu vực dân cư. Chính vì vậy, song song với quá trình sản xuất, tổng công ty phải tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, mở rộng bãi đổ thải. Hiện tại, tổng công ty đang đẩy nhanh tiến độ các dự án nâng công suất các mỏ lên gấp đôi hiện nay như Núi Hồng lên 400.000 tấn, Na Dương lên 1,2 triệu tấn và Khánh Hòa lên 800.000 tấn nhằm cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, An Khánh, Na Dương theo Quy hoạch phát triển ngành than mà Chính phủ đã phê duyệt. Song, công tác giải phóng mặt bằng không đáp ứng được tiến độ đề ra, nhất là tại mỏ Khánh Hòa, dẫn tới chi phí sản xuất bị đội lên cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của tổng công ty. Có thể nói, đây là khó khăn nổi cộm nhất trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc thời điểm này.

Trước khó khăn, CBCNV trong toàn tổng công ty đoàn kết nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với đó là sự chỉ đạo điều hành sâu sát của Ban giám đốc Công ty, nhờ vậy, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của tổng công ty đến hết tháng 6 này đều cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Tổng công ty đang tập trung cao độ cho việc tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung tìm lời giải cho nút thắt là vấn đề giải phóng mặt bằng phục vụ cho đổ thải cho sản xuất ở Công ty Than Khánh Hòa và Công ty Than Na Dương; đồng thời tiếp tục tập trung triển khai dự án khai thác xuống sâu và khai thác than theo công nghệ hầm lò ở than Khánh Hòa. Cùng với đó, tổng công ty sẽ đẩy mạnh việc tiếp thị và tiêu thụ xi măng, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

Dự kiến, năm nay, tổng công ty phấn đấu sản xuất và tiêu thụ trên 2 triệu tấn xi măng. Điều quan trọng hơn cả trong lúc này là việc tổng công ty đang thực hiện đúng tiến độ việc cổ phần hóa công ty mẹ theo lộ trình mà Chính phủ và Tập đoàn TKV phê duyệt đi đôi với việc thực hiện tinh giảm biên chế gián tiếp, phấn đấu nâng cao thu nhập cho người lao động... Trong tiến trình đó, vừa qua, Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc đã thông qua IPO bán 22,6 triệu cổ phần . Đợt một, tổng công ty đã bán ra thị trường khoảng trên 3% số cổ phần. Tổng công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh IPO các đợt khác theo chỉ đạo của Tập đoàn TKV.

Sau khi cổ phần hóa, tổng công ty dự kiến đầu tư xây dựng các dự án nhằm mở rộng nâng công suất mỏ than Khánh Hòa và Na Dương lên 1,2 triệu - 1,4 triệu tấn than/năm, duy trì công suất mỏ than Núi Hồng lên 400 nghìn tấn than/năm. Theo kế hoạch trong giai đoạn tới từ năm 2016 đến 2018, doanh thu của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin ước đạt 2.404 tỉ đồng, 2.478 tỉ đồng và 3.353 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 24,3 tỉ đồng; 50,5 tỉ đồng và 104,2 tỉ đồng, tỷ lệ trả cổ tức trong 3 năm là 2%, 4% và 8%.

Hà Trang

Năng lượng Mới