Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thái độ của người dân Nigeria với luật dầu khí mới

14:01 | 03/10/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau hơn 20 năm chờ đợi, hy vọng của người nông dân tên Nwale Nchimaonwi nhanh chóng tan thành mây khói khi Nigeria đã thông qua Đạo luật dầu khí sửa đổi và được cho sẽ phân phối tốt hơn nguồn lợi từ dầu mỏ.
Thái độ của người dân Nigeria với luật dầu khí mới
Những vùng đất bị ô nhiễm do rò rỉ dầu ở Nigeria

Sự bất mãn của người nông dân và nhà hoạt động này bắt nguồn từ tình trạng ô nhiễm môi trường, nghèo đói và cảm giác bị bỏ rơi đang ảnh hưởng đến khu vực của ông, đồng bằng sông Niger, nơi cung cấp cho đất nước phần lớn thu nhập bằng đô la từ tiền bán dầu.

Nhiều cư dân đã mất kế sinh nhai trong nông nghiệp và đánh bắt cá do ô nhiễm liên tiếp từ các vụ tràn dầu.

Đạo luật được ban hành vào giữa tháng 8 đã không giữ lời hứa sẽ khắc phục những bất công của cộng đồng địa phương. Theo luật, các công ty dầu mỏ phải trả 3% chi phí hoạt động cho các cộng động địa phương. Ít hơn nhiều so với mức 10%, được cho là mức "đền bù công bằng".

“Làm thế nào để 3% chi phí đó có thể làm sạch các vụ rò rỉ dầu mỏ, cung cấp nước sạch, xây dựng đường xá, bệnh viện và tạo việc làm trong các cộng đồng dầu mỏ?”, Nwale Nchimaonwi, một trong những lãnh đạo của Phong trào Sinh tồn của người dân làng Ogoni, nói với AFP.

Đồng bằng sông Niger là nơi bất ổn nghiêm trọng trong nhiều năm. Các nhóm vũ trang khoan đường ống để trộm dầu thô, gây ra thảm họa môi trường và gia tăng các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc.

Sản lượng của Nigeria, một thành viên của OPEC, đã khôi phục đáng kể từ năm 2009. Nhưng vào năm 2016, căng thẳng lại nổi lên với các cuộc tấn công liên tiếp vào các cơ sở dầu mỏ, khi các cộng đồng địa phương kiện các công ty dầu khí nước ngoài để đòi bồi thường.

Gần 3000 vụ rò rỉ

Người dân ở Ogoni gần đây đã nhận được 97,3 triệu đô la tiền bồi thường từ Shell cho vụ tràn dầu năm 1970 làm ô nhiễm hơn 225 ha đất nông nghiệp và vùng nước đánh cá.

Công ty từ chối mọi trách nhiệm, tuyên bố rằng những vụ rò rỉ diễn ra trong cuộc nội chiến 1967-1970 ở Nigeria.

Đối với người đứng đầu cộng đồng Ogoni, Emere Emmanuel Olako Oluji, số tiền này có thể đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và "khiến mọi người mỉm cười" ngay cả khi thiệt hại vẫn còn đáng kể.

Riêng tại Ejamah, một trong bốn ngôi làng của vùng Ebubu, 57 giếng dầu trước đây đã được Shell vận hành trước khi gã khổng lồ Anh-Hà Lan rút lui vào năm 1993 vì lý do an ninh.

Mặc dù việc sản xuất dầu đã bị ngừng lại, nhưng các đường ống do Shell vận hành vẫn đi qua các vùng đất liền, rừng ngập mặn và hệ thống kênh rạch của Ogoni.

Công ty dầu mỏ quốc gia NNPC gần đây đã tiếp quản các giếng dầu của Shell sau phán quyết của tòa án, nhưng các lãnh đạo Ogoni vẫn phản đối việc nối lại hoạt động khai thác.

Theo dữ liệu của ngành, hơn hai triệu thùng dầu đã thải ra Ogoni từ năm 1976 đến năm 1991 trong 2.976 vụ rò rỉ.

Thái độ của người dân Nigeria với luật dầu khí mới
Đường ống dẫn dầu khi qua các vùng dân cư

Chính phủ của Tổng thống Muhammadu Buhari hy vọng Luật dầu mỏ mới sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào một ngành công nghiệp bị gián đoạn bởi tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả, chi phí cao và không an toàn. Và nói rằng nó cũng sẽ mang lại lợi ích cho các cộng đồng ở đồng bằng sông Niger.

Tamaranebi Benjamin, Chủ tịch của tổ chức các cộng đồng địa phương, hoan nghênh việc thông qua luật mới nhưng nói rằng khoản chia sẻ 3% là một sự xúc phạm. “Chúng tôi không thể trồng trọt hay đánh bắt cá. Người dân đang đau khổ và tất cả những gì chính phủ và các công ty dầu mỏ có thể làm là chia cho chúng tôi 3% lợi nhuận”, người nông dân trồng sắn Gideo Loole nói với AFP. “Chúng tôi sẽ huy động những người trẻ tuổi để chống lại chính phủ và đòi lại tài nguyên mà Chúa đã ban cho chúng tôi", ông nói thêm.

Indonesia cập nhật luật Omnibus và các quy định với ngành dầu khíIndonesia cập nhật luật Omnibus và các quy định với ngành dầu khí
Guinea Xích đạo sẽ sửa đổi luật dầu khí để thu hút đầu tưGuinea Xích đạo sẽ sửa đổi luật dầu khí để thu hút đầu tư
Luật Đầu tư hiện đang xung đột với Luật Dầu khíLuật Đầu tư hiện đang xung đột với Luật Dầu khí
Sửa đổi Luật Dầu khí cho phù hợp với thực tiễnSửa đổi Luật Dầu khí cho phù hợp với thực tiễn

Nh.Thạch

AFP