Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử để nghiệm thu
Trong giai đoạn 20 ngày chạy thử tính từ 28/10, các nhà ga đều có nhân viên ứng trực tại phòng điều khiển, phòng bán vé; các bảng điện tử, loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu. Mỗi ngày có từ 6 đến 9 đoàn tàu vận hành liên tục trên tuyến.
Theo bà Mạch Thu Tuyền, Trưởng phòng đào tạo thuộc Tổng thầu Trung Quốc, trước đây dự án đã vận hành thử toàn hệ thống, song có sự giám sát của các chuyên gia Trung Quốc thuộc Công ty Metro Thẩm Quyến; còn lần này toàn bộ việc vận hành dự án do nhân viên người Việt Nam thuộc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thực hiện.
"20 ngày này sẽ kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của toàn bộ nhân viên. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình nghiệm thu", bà Mạch Thu Tuyền nói.
Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành thử với tần suất như khai thác thương mại. |
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đầu tháng 10, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (dự án) đã hoàn thành xong phần xây dựng hạ tầng hơn 13 km cầu cạn, 12 nhà ga trên cao, 16 khu đơn thể Depot và cảnh quan cây xanh.
Tuy nhiên, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, bàn giao và đi vào khai thác thương mại do còn một số tồn tại, trong đó có việc
Tổng thầu chưa cung cấp chứng chỉ, hồ sơ... để có cơ sở đánh giá đảm bảo an toàn hệ thống.
Trong khi đó, ông Đường Hồng, Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Tổng thầu Trung Quốc) cho hay, đơn vị này
đã cung cấp đầy đủ các hồ sơ cho chủ đầu tư phía Việt Nam theo hợp đồng EPC. Còn một số yêu cầu sau này của chủ đầu tư đưa ra khó có thể đáp ứng. "Đơn cử, một số sản phẩm thiết bị đã xuất xưởng từ lâu, hồ sơ của sản phẩm này phải được hoàn thành trong quá trình sản xuất. Chủ đầu tư yêu cầu hồ sơ này thì không thể có, nếu có thì là làm giả", ông nói.
Các hạng mục bên trong các nhà ga đã được lắp đặt hoàn chỉnh. |
Ông Đường Hồng cũng cho rằng, đơn vị tư vấn độc lập ACT (Pháp) đáng lẽ phải vào dự án ngay từ đầu song đến năm 2016, tư vấn mới vào giám sát an toàn chất lượng dự án, lúc này các hạng mục xây dựng và các thiết bị đã hoàn thành. Đơn vị tư vấn cũng yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn châu Âu đối với đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông, vốn trước đó được áp dụng theo tiêu chuẩn Trung Quốc nên yêu cầu về hồ sơ gây khó khăn với Tổng thầu.
Ngoài ra, đại diện Tổng thầu cho biết, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến được bàn giao hồi đầu năm, song kéo dài đến nay khiến Tổng thầu phải chịu chi phí phát sinh trung bình mỗi tháng là 2 triệu USD (tương đương 46 tỷ đồng). Các chi phí này bao gồm chi lương cho hơn 200 cán bộ Trung Quốc và Việt Nam, chi phí văn phòng, thuê nhà...
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD). Quá trình thực hiện, dự án được điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD). Nguồn vốn sử dụng từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị hơn 669 triệu USD và vốn đối ứng Việt Nam hơn 198 triệu USD. Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. |
Theo VnExpress
-
Lần đầu lái tàu người Việt Nam vận hành toàn tuyến Metro số 1
-
Hà Nội: Nghiên cứu xây hầm đi bộ kết nối 2 tuyến ga đường sắt đô thị
-
Cuối tháng 4, hoàn thành chạy thử đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
-
Vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ tháng 7/2024
-
Hà Nội và TP HCM bàn giải pháp phát triển hệ thống đường sắt đô thị
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới