Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tập trung đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ

06:19 | 19/04/2019

448 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đó là chỉ đạo của Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân trong buổi làm việc với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3), ngày 17/4, tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tập trung đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân (thứ hai từ trái sang) thăm và tặng quà cho công nhân trực ca vận hành Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 1 - Nguồn ảnh: EVNGENCO 3

Sản xuất 16 tỷ kWh/năm

Tại Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ (Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGENCO 3) quản lý vận hành 4 nhà máy điện (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 Mở rộng và Phú Mỹ 4), với tổng công suất 2.540 MW, chiếm tỷ trọng khoảng 47% công suất lắp đặt toàn EVNGENCO 3.

Làm việc tại Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Tổng giám đốc EVN biểu dương Công ty đã đảm bảo vận hành các nhà máy điện với độ ổn định, hiệu suất cao. Trong 15 năm vận hành (2004 - 2018), Công ty sản xuất sản lượng bình quân đạt khoảng 16 tỷ kWh/năm, góp phần quan trọng đảm bảo điện cho miền Nam.

Tính riêng quý I/2019, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ sản xuất được trên 4 tỷ kWh, vượt 3,2% kế hoạch quý. Năm nay, Công ty được giao sản xuất 15,91 tỷ kWh, tăng 2% so với sản lượng thực hiện năm 2018.

Để đảm bảo độ tin cậy, khả dụng của các tổ máy, năm 2019, Công ty sẽ thực hiện 14 công trình sửa chữa lớn và nhiều công trình phụ trợ khác, cũng như triển khai các giải pháp nâng cao hiệu suất và giảm tỷ lệ điện tự dùng. Cũng trong năm nay, Công ty sẽ hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc online nước thải công nghiệp, cải tạo hệ thống nước thải sinh hoạt.

Khó khăn về nguồn nhiên liệu khí

Tại buổi làm việc, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ cũng báo cáo Tổng giám đốc EVN về vấn đề nguồn nhiên liệu khí đang suy giảm, gây khó khăn cho công tác sản xuất điện.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2019, khả năng cung cấp khí cho sản xuất điện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đạt khoảng 20 triệu Sm3/ngày, trong đó, lượng khí phân bổ cho các nhà máy điện Phú Mỹ và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Bà Rịa đạt 14 triệu Sm3/ngày (trong khi nhu cầu cho vận hành tối đa của các nhà máy cần khoảng 17,5 Sm3/ngày). Do vậy, khả năng cung cấp khí của PVGas hiện tại không đủ cho các nhà máy điện Phú Mỹ vận hành đầy tải, đặc biệt trong các tháng cao điểm mùa khô 2019.

Dự kiến giai đoạn 2019 - 2022, do vấn đề nguồn khí giới hạn, các nhà máy điện khí khu vực Đông Nam bộ không thể huy động cao theo công suất khả dụng, đặc biệt trong mùa khô. Từ năm 2023, khí cấp cho sản xuất điện từ các nguồn khí trong nước sẽ bị thiếu hụt trầm trọng, do một số mỏ khí Nam Côn Sơn ngừng khai thác.

PVGas dự kiến cung cấp bổ sung LNG từ năm 2022 theo nhu cầu của các nhà máy điện để bù đắp lượng khí thiếu hụt. Tuy nhiên, kế hoạch này khó khả thi do đến thời điểm hiện tại, dự án Kho cảng LNG Thị Vải vẫn chưa được triển khai.

Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đề xuất Tập đoàn kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo PVN/PVGas đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp khí cũng như ưu tiên cao nhất cấp khí cho sản xuất điện. EVNGENCO 3, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ cũng báo cáo Tổng giám đốc EVN các phương án mua khí LNG để đảm bảo nhiên liệu cho phát điện.

Tổng giám đốc EVN đã chỉ đạo EVNGENCO 3, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ cần quyết liệt vận hành tin cậy các tổ máy, góp phần cùng Tập đoàn nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện, cũng như đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam. Đặc biệt, chú trọng đảm bảo nguồn khí cho phát điện. Đối với việc nhập khẩu khí LNG cho các nhà máy điện Phú Mỹ, EVNGENCO 3 cần thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ thực hiện một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhất. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các phương án mua khí LNG, kịp thời báo cáo EVN xem xét, phê duyệt.

N.Hương

Chủ đề hóa đơn tiền điện lại nóng vào đầu hè
Tổng công ty Điện lực miền Trung có Tổng giám đốc mới
Những chàng trai "đi tìm mặt trời"
EVN - bước chuyển mạnh mẽ thành doanh nghiệp số
EVN sẽ tiếp tục khai thác hợp lý các nguồn điện trong mùa khô 2019