Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tạo cơ chế kiểm soát chặt chẽ thực vật nhập khẩu

21:01 | 28/05/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trong phiên làm việc hội trường chiều nay, 28/5, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đọc tờ trình trước Quốc hội Dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Tờ trình cho biết, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/7/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2002, thay thế Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993.

Sau hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh đã thực sự góp phần quan trọng, tạo cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật; góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của nước ta.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực thi Pháp lệnh 2001 đã bộc lộ một số hạn chế. Pháp lệnh chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Ở tầm Pháp lệnh năm 2001, các quy định chỉ mang tính cụ thể trước mắt, chưa xác lập những quy định pháp luật với tầm nhìn chiến lược cho một giai đoạn phát triển mới.

Bên cạnh đó, việc thiếu các quy định đáp ứng yêu cầu của thực tế trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đẩy mạnh xã hội hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của một công cụ pháp lý quan trọng trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong thời kỳ mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng

 

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cho rằng, Pháp lệnh chưa có các quy định cụ thể về điều kiện công bố dịch sinh vật gây hại thực vật, điều kiện công bố hết dịch; Thẩm quyền công bố dịch đối với sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật và sinh vật gây hại lạ chưa được quy định; Mức độ bảo vệ thích hợp của các biện pháp kiểm dịch thực vật thấp hơn so với các tiêu chuẩn và quy định trong các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; Quy định về điều kiện xử lý vật thể kiểm dịch thực vật, về sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, quy định về các thủ tục hành chính chưa cụ thể và chặt chẽ nên việc thực hiện các hoạt động này chưa rõ ràng, minh bạch.

Thêm nữa, trên thực tế việc thực hiện pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện hành đã phát sinh khó khăn, vướng mắc có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến khả năng cạnh tranh và thị trường của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Và đặc biệt, Pháp lệnh chưa có quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật hàng hóa nông sản xuất khẩu để đảm bảo uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban KH, CN và MT của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật, Ủy ban chuyên trách này nhấn mạnh, việc ban hành Luật cần phải thể hiện rõ hơn quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong công tác BV&KDTV, phục vụ cho việc “xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao…”; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Ủy ban KH, CN và MT thấy rằng, các quy định về kiểm dịch thực vật trong dự thảo Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, bảo đảm thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính minh bạch trong thương mại quốc tế, trong dự thảo Luật cần bổ sung một số quy định về: thời gian phân tích nguy cơ dịch hại (Điều 27); hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (Điều 28) đối với một số vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu không vì mục đích thương mại (ví dụ nhập khẩu hạt giống để phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển giống, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phục vụ triển lãm hoặc hội chợ); trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức kiểm dịch thực vật vùng với tổ chức BVTV địa phương trong việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như phải thông báo khu vực thực hiện cách ly để gieo trồng, nhân nuôi giống cây trồng nhập khẩu sau thông quan…

Đồng thời làm rõ điều kiện hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với “các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực kiểm dịch”.

Theo chương trình làm việc, dự thảo Luật kiểm dịch và bảo vệ thực vật sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp – ngày 21/6.

 

Tùng Lê