Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giải thưởng Bảo Sơn

Tấm lòng của một doanh nhân

16:27 | 24/09/2024

21 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Có lẽ doanh nhân Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn là người đầu tiên trong khối doanh nghiệp tư nhân dùng tiền của mình để thành lập Quỹ Bảo Sơn và Giải thưởng Bảo Sơn (sau này có thêm ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup).
Tấm lòng của một doanh nhân
Ông Nguyễn Trường Sơn

Tôi biết ông Nguyễn Trường Sơn từ năm 1995, khi mà ông khánh thành Khách sạn Bảo Sơn đạt tiêu chuẩn 4 sao ở Hà Nội. Đây là khách sạn tư nhân đầu tiên của thủ đô có tiêu chuẩn này.

Thế rồi những năm tiếp theo, tôi được chứng kiến sự phát triển thần tốc của Tập đoàn Bảo Sơn… Đó là việc đưa Công viên Thiên Đường Bảo Sơn, quy mô 20 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 100 triệu USD được đầu tư xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 2008.

Tưởng như ông Nguyễn Trường Sơn đã “bằng lòng” với những gì mình làm được thì lại thấy ông làm bất động sản, rồi xây dựng các khu đô thị và làm cả bệnh viện, xuất khẩu lao động, du lịch trong và ngoài nước...

Ông vốn là người kín tiếng, ít khi “ồn ào” trên truyền thông, mặc dù ông chơi với anh em báo chí, văn nghệ sĩ rất thoải mái và hào hiệp.

Tôi là một nhà báo cũng viết được, đặc biệt là trong giai đoạn làm Báo An ninh Thế giới và Năng lượng Mới. Nhưng chưa khi nào ông bảo “chú viết giúp anh…”.

Một điểm rất đáng trân trọng của Tập đoàn Bảo Sơn là ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhiều tỉ đồng trong những năm qua, thì Tập đoàn chưa bao giờ chậm nộp 1 đồng tiền thuế. Tất cả các báo cáo tài chính đều cực kỳ minh bạch.

Khởi nguồn từ ý nguyện khích lệ những tài năng, khuyến khích các cá nhân có ý tưởng và những công trình thiết thực đóng góp cho sự phát triển của xã hội, ông Nguyễn Trường Sơn đã thành lập Quỹ Bảo Sơn để tổ chức Giải thưởng Bảo Sơn.

Tấm lòng của một doanh nhân
Lễ phát động Giải thưởng Bảo Sơn 2024

Giải thưởng Bảo Sơn là giải thưởng thuộc hệ thống giải thưởng doanh nghiệp - doanh nhân do Tập đoàn Bảo Sơn bảo trợ được Bộ Nội vụ chấp thuận tại Văn bản số: 29/BTĐKT ngày 8-1-2010 và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng tình tại Văn bản số 03/2009/CV-QBS ngày 17-11-2009 nhằm tôn vinh các cá nhân, các nhà khoa học và các cộng sự chủ trì các công trình (nhóm công trình) khoa học xuất sắc có giá trị khoa học và thực tiễn, mang tính ứng dụng cao, có đóng góp nổi bật vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Giải thưởng Bảo Sơn được xét trao cho các công trình xóa đói giảm nghèo bền vững; công trình cải cách giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, những công trình phát triển kinh tế, môi trường, xã hội bền vững; công trình bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị giáo dục sâu sắc và sức lan tỏa rộng.

Giải thưởng nhằm vinh danh và động viên tài năng, trí tuệ, tạo thêm nguồn động lực cho các nhà khoa học khi có những sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Tính độc đáo của Giải thưởng Bảo Sơn 2024 ngoài việc khuyến khích, thúc đẩy các ý tưởng về cách tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, toàn diện cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật. Phát minh, sáng chế, các kết quả nghiên cứu được đề cử phải có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đóng góp xuất sắc và ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững, thịnh vượng ở Việt Nam; Ứng phó hiệu quả với biến đổi toàn cầu, nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống của con người Việt Nam.

Đặc biệt, Quỹ Bảo Sơn sẽ hỗ trợ kinh phí để tiếp tục phát triển các kết quả nghiên cứu lên tầm cao mới, đóng góp cho sự phát triển của đất nước, tạo đà giúp các công trình đạt giải thưởng cao hơn, vươn tầm quốc tế.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc ông NguyễnTrường Sơn thành lập Giải thưởng Bảo Sơn hoàn toàn không mang tính quảng cáo cho Tập đoàn Bảo Sơn và cũng không hề có chút “lợi ích kinh tế” nào ở đây. Tất cả chỉ xuất phát từ trách nhiệm đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Tính từ khi phát động đến nay, Giải thưởng Bảo Sơn đã được trao tặng và tôn vinh cho 5 công trình khoa học xuất sắc, có tính ứng dụng cao vào thực tế, giải quyết được các vấn đề đặt ra của xã hội.

Giải thưởng được trao lần đầu vào năm 2011 với trị giá 20.000 USD cho công trình “Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” của GS.TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và cộng sự.

Năm 2012, giải thưởng được trao cho hai công trình: “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác” của PGS.TS Đỗ Doãn Lợi và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Y Hà Nội; và “Chuỗi báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012” của TS Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Quốc gia nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng trong các năm tiếp theo.

Giải thưởng lần thứ 3 trao vào năm 2013 với công trình: “Chuỗi công trình nghiên cứu virus Rota và sản xuất vaccine Rota tại Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Luân và nhóm nghiên cứu, giá trị giải thưởng 40.000 USD.

Năm 2019, Giải thưởng Bảo Sơn trao cho công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa của PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng và cộng sự thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có giá trị 60.000 USD.

Được biết, nguồn quỹ Giải thưởng Bảo Sơn xuất phát từ tiền gửi tiết kiệm ban đầu là 500 tỉ VNĐ và không liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giải thưởng đầu tiên có giá trị 20.000 USD. Mỗi năm quỹ trích lãi ra đưa vào giải thưởng để nâng giá trị giải lên cao hơn nữa, mỗi giải thưởng này sẽ tăng dần 10.000 USD/năm.

Năm 2024 là năm thứ 13 Giải thưởng Bảo Sơn được phát động, xét tặng cho các công trình khoa học và sáng chế trong 4 lĩnh vực đã được ứng dụng có hiệu quả, đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam. Đó là các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn; Công nghệ, kỹ thuật; Khoa học sức khỏe và Văn học, nghệ thuật.

Mỗi lĩnh vực xét trao giải cho 1 công trình nghiên cứu xuất sắc nhất, với mức thưởng tương đương 120.000 USD theo tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm trao giải thưởng kèm theo chứng nhận và Cúp vàng Bảo Sơn. Mỗi năm, giá trị giải thưởng tăng thêm 10.000 USD, theo đó năm 2026, giá trị mỗi giải thưởng sẽ là 140.000 USD. Dự kiến đến năm 2027, mỗi giải thưởng có giá trị 1.000.000 USD (1 triệu đôla Mỹ) và các năm sau còn cao hơn nữa.

Với hành trình 13 năm miệt mài tìm kiếm và vinh danh những nhà khoa học, những chuyên gia, những công trình có tính ứng dụng cao, có đóng góp quan trọng đối với nhiều lĩnh vực, Giải thưởng Bảo Sơn xứng đáng trở thành một giải thưởng uy tín trên bản đồ khoa học - công nghệ, góp phần tạo bệ đỡ cho nền khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức trong nước hội nhập với thế giới.

Không những vậy, Giải thưởng Bảo Sơn được kỳ vọng vượt ra khỏi danh xưng của một doanh nghiệp tư nhân để mở ra cơ hội kết nối trí tuệ đỉnh cao giữa giới khoa học, kỹ thuật, xã hội; hội tụ các nguồn lực để cùng chung tay thúc đẩy quá trình đưa các ý tưởng nghiên cứu vào phục vụ đời sống một cách thiết thực, hiệu quả, đúng mong muốn của ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Quỹ Bảo Sơn.

Đất nước đang rất cần những doanh nhân có tấm lòng Vàng như ông Nguyễn Trường Sơn.

Trải qua 13 năm (2011-2024), Giải thưởng Bảo Sơn đã tạo được uy tín trong cộng đồng - đặc biệt là trong giới khoa học - khi vinh danh những tác giả và nhóm tác giả có công trình khoa học mang tính ứng dụng cao, đem lại giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội cho đất nước.

Nguyễn Như Phong

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps