Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sự truy đuổi gắt gao của FBI với siêu điệp viên Israel

11:17 | 04/07/2019

809 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cặp vợ chồng trẻ Jonathan Pollard lái chiếc xe cũ kỹ vào Đại sứ quán Israel cầu cứu. Ít ai ngờ người đàn ông là một siêu gián điệp Israel tại Mỹ.

Giây phút nguy hiểm

Người đàn ông dáng vẻ mập mạp lái chiếc xe Mustang mày xanh cũ kĩ, tim anh ta đập nhanh vì quá lo lắng. Vợ anh ta ngồi ghế bên cạnh, mái tóc đỏ cuốn hút, trên tay ôm con mèo Dusty. Mọi thứ vừa trải qua khiến cô cảm thấy sợ hãi. Người phụ nữ này mang theo nhiều giấy tờ quan trọng để có thể bắt đầu cuộc sống mới.

Hai người lái xe đến Đại sứ quán Israel tại Washington, DC, họ tin rằng nơi đây sẽ là nơi ẩn náu an toàn nhất nước Mỹ cho họ.

su truy duoi gat gao cua fbi voi sieu diep vien israel
Điệp viên Jonathan Jay Pollard.

Khi chiếc xe tiến gần tòa nhà, khoảng cách đủ để thấy lá cờ màu xanh trắng của đất nước Israel. Họ mới dám tin mình an toàn.

Người đàn ông đó là Jonathan Jay Polllar. Mọi người hay gọi anh là Jay. Vợ anh, Anne Henderson-Pollard. Cả hai đang rất sợ hãi bởi họ sẽ sớm bị bắt về tội làm gián điệp, trong đầu họ lúc này chỉ nghĩ đế nơi an toàn nhất là Đại sứ quan Israel.

Cánh cổng được mở, chiếc xe Mustag tiến nhanh vào bên trong. Jay và vợ thở phào nhìn nhau. Jay Pollard, 31 tuổi nói với một nhân viên của Đại sứ quán: “FBI đang tập trung vào tôi. Tôi cần sự giúp đỡ.”

Viên an ninh cho biết sẽ thông báo với cấp trên về việc này và sẽ quay lại trong vài phút nữa.

Lát sau, anh ta quay lại với thông tin không giống dự đoán của Jay. Anh ta thông báo cho cặp vợ chồng người Mỹ này rằng họ không thể ở lại tại Đại sứ quán. Họ phải rời khỏi đây ngay lập tức.

Sợ hãi và bối rối, Jay đã cố gắng giải thích. Chắc chắn đã có quyết định sai lầm ở đây. Jay nói to với người nhân viên: “Anh có biết những gì tôi đã làm cho đất nước Israel không? Anh có nhận ra tôi?".

Jay cho rằng mình có quyền được đối xử như những công dân Israel khi họ tìm đến đại sứ quán. Anh ta hét lên: “ Chúng tôi là người Do Thái, chúng tôi đang ở trên lãnh thổ Israel. Các anh không thể ném chúng tôi ra ngoài.”

Jay trở nên mất bình tĩnh. Anh ta bật khóc nói với người nhân viên: “Làm ơn, các anh không thể làm điều này.”

Jay và Anne đã cố gắng thuyết phục nhưng không thành công. Anh ta buồn bã lên chiếc xe của mình và lái ra khỏi Đại sứ quán.

Lúc này, xe của FBI đã bao vây đại sứ quán. Chiếc xe Mustang dừng lại. Jay bước ra ngoài. Anh ta bị bắt vì tội làm gián điệp. Những giấy tờ trên chiếc xe được tịch thu để làm bằng chứng.

su truy duoi gat gao cua fbi voi sieu diep vien israel
Jonathan Jay Pollard, ảnh năm 1998

Anne được phép quay trở về nhà cùng con mèo của mình. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau Anne cũng bị bắt.

Chân dung Jonathan Jay Pollard

Jonathan Jay Pollard, sinh ngày 7-8-1954, là con út trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Galveston, Texas. Khi Jay còn nhỏ, cả gia đình đã chuyển tới South Bend, Indiana để người cha anh, một nhà vi trùng học, có điều kiện phát triển sự nghiệp nghiên cứu của mình tại Đại học Notre Dame.

Cả ở hai nơi mà gia đình Jay sinh sống, Galveston và South Bend, đều không có cộng đồng Do Thái lớn nhưng vì cả cha mẹ Pollard đều mang trong mình dòng máu Do Thái nên gia đình cậu đã tích cực tham gia các nhóm Do Thái nhỏ trong vùng. Họ đã cố gắng rất nhiều để con cái hiểu hơn về người Do Thái.

Những đứa trẻ nhà Jay đã được học về nạn tàn sát người Do Thái dưới thời Hitler từ khi còn nhỏ và trưởng thành với mối thù những tên phát xít đã sát hại gần 70 người họ hàng của mình sống tại châu Âu.

Là một cậu bé thông minh, lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống học thức nên lúc đi học Jay luôn thể hiện là một học trò xuất sắc. Tuy nhiên, bạn bè cùng lớp không ưa cậu. Ngày nào Jay cũng bị bạn học trêu chọc, chế nhạo và đánh đập.

Jay thự sự rất thông minh. Bạn bè cậu đã phải ghen tỵ về điều đó. Hơn nữa, lại cậu bé là người Do Thái trong khu vực có ít người Do Thái sinh sống nên Pollard coi đây là nguyên nhân chính của việc cậu trở thành mục tiêu chế giễu.

Năm 1967, khi Jay 13 tuổi, một số quốc gia Ả Rập tấn công Israel. Có lần Jay khóc nức nở nói với mẹ rằng: “Họ sẽ giết chết Israel.”

13 tuổi, Jay tham dự buổi lễ truyền thống đánh dấu sự trưởng thành của một cậu bé Do Thái. Tại buổi lễ, cậu nói nhiều về chiến tranh tại Israel, những lời nói của Jay khiến các giáo sĩ Do Thái tại hội đường ngạc nhiên và thích thú. Họ khuyến khích cậu bé nghĩ nhiều hơn về đất nước và chiến tranh.

Năm 1968, gia đình Jay tới châu Âu, đó là trải nghiệm đầu tiên của Jay. Jay tới thăm Dachau và nhìn thấy những hình ảnh tiêu cực ở đây chống người Do Thái như hàng dào thép gai, những doanh trại kiên cố, những lò hỏa táng. Jay đã rất xúc động. Điều đó càng khiến cậu bé quyết tâm làm điều gì đó cho những người dân mình.

Năm 1970, Jay đến Israel nhân chuyến tham quan dành cho những học sinh năng khiếu. Cậu bé thích thú với những gì mình nhìn thấy. Jay chia sẻ, “Đó là những trải nghiệm lớn nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.”

Jay muốn được di cư đến Israel. Khi quay về nhà, Jay đã quyết tâm hơn bao giờ hết để biến giấc mơ đó trở thành hiện thực. Gia đình Jay không phản đối điều đó.

Năm 1972, Jay bắt đầu theo học tại đại học Stanford, trường đại học danh tiếng của Cafifornia. Ban đầu, Jay theo học ngành y với ước mơ trở thành một bác sĩ, tuy nhiên, khóa học là một áp lực đối với Jay. Jay quyết định chuyển sang khoa chính trị.

(Còn tiếp)

Thiên Phú