Sự dũng cảm của ông Nguyễn Bá Thanh truyền lại cho hậu thế
Chuyện thứ nhất, vào năm 1996, khi ấy ông Nguyễn Bá Thanh đang là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Thời ấy quyết định cho đập bỏ dãy nhà hai tầng vừa mới xây, là một quyết định dũng cảm, nếu không muốn nói là “liều”. “Liều” ở chỗ: trước hết, ông chính là người “chịu trận” trước dư luận; “chịu trách nhiệm trước cấp trên và nhân dân về sự lãng phí. Nhẹ thì bị phê bình kiểm điểm, nặng có khi mất chức chứ chẳng chơi.
Chuyện là thế này, vì sức ép nơi ở cho cán bộ công chức, tin cơ quan tham mưu, ông đã quyết định cho xây nhà công vụ trên diện tích đất của đình làng Hải Châu. Tất nhiên, nếu công trình này đưa vào sử dụng, thì cái đình làng được vua Minh Mạng sắc phong “Hải Châu chánh xã” sẽ chỉ còn trong trí nhớ của các bậc cao niên, chứ làm gì trở thànhDi tích lịch sử Văn hoá quốc gia như hiện nay.
Xin được nói sơ lược về di tích lịch sử này: Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu Một, quận Hải Châu (Đà Nẵng).
Quần thể kiến trúc ở đây gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ “Nhất”. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471).
Nếu không có quyết định của ông Nguyễn Bá Thanh, thì di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia này đã biến mất. |
Sau khi báo chí lên tiếng, ông Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp họp với dân của 43 chư phái tộc, mà tổ tiên họ theo vua Lê mở cõi vào Nam lập nên làng Hải Châu. Lắng nghe để đi đến quyết định hợp lòng dân, dù có phải “chịu trận”, dù có phải chịu búa rìu dư luận, ông Nguyễn Bá Thanh đã ra một quyết định dũng cảm như vậy.
Rồi chuyện giữa thanh thiên bạch nhật, giữa kỳ họp HĐND thành phố, ông đã thừa nhận sự phản ứng của dư luận là đúng đắn và sáng suốt, khi thành phố có chủ trương lấp hai hồ điều hòa Thạc Gián và Vĩnh Trung, với mục đích khai thác quỹ đất.
Bằng thái độ trân trọng ý kiến đóng góp sáng suốt của người dân. Dù không ít ý kiến gay gắt, thậm chí là “chì chiết”, khó nghe. Ông Nguyễn Bá Thanh đã kịp thời cho dừng chủ trương “mất lòng dân” ấy.
Bây giờ thì ai cũng bảo, nếu ông Bá Thanh không dũng cảm quyết định, hai cái hồ điều hòa biến thành đất vàng, thành phố có thể thu được “bộn tiền”, nhưng dân tình cả khu vực trung tâm thành phố sẽ ngập trong nước mỗi khi mùa mưa đến.
Mới đây, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết định dời việc thi công dự án xây dựng nút giao thông phía Tây cầu Sông Hàn đến sau Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á năm 2016 (ABG5), diễn ra từ ngày 24/9 đến 5/10, tại bãi biển Đà Nẵng. Quyết định này được dư luận đồng tình về sự dũng cảm.
Nguyên nhân của việc dừng thi công là để chống ùn tắc, tạo điều kiện cho du khách và người dân trong quá trình diễn ra đại hội. Thời gian thi công dự án chắc chắn bị kéo dài, kéo theo đó là nhiều khó khăn phức tạp nảy sinh. Nhưng để bảo đảm phục vụ tốt cho ABG5, và trên hết là vì nhân dân, vì du khách trong và ngoài nước đến thành phố vào dịp này.
Tại sao lãnh đạo thành phố lại cho khởi công công trình vào thời điểm cận kề diễn ra đại hội. Vừa mới “bươi” ra, ngổn ngang, bề bộn, giờ lại lấp lại, tốn kém, nhếch nhác ai chịu!?
Ý kiến phê phán này không sai, nếu không muốn nói là hoàn toàn chính xác. Lỗi của quyết định cho thi công công trình lại là “cửa ngõ” phía tây thành phố vào lúc cận kề đại hội, là một quyết định thiếu sáng suốt. Song sự sửa sai “cho dừng” thi công là quyết định dũng cảm và sáng suốt.
Chính quyền vì dân, là một chính quyền biết lắng nghe nguyện vọng chính đáng của người dân. Chính quyền mạnh, không hẳn là chính quyền ban hành các định đúng như khuôn mẫu. Nếu tất cả đều “khuôn mẫu” thì chẳng bao giờ sợ sai, nhưng sẽ mất đi sự năng động, sáng tạo. Chỉ có “va đập” trong thực tiễn, mới có những cuộc cách mạng và khoa học.
Chính quyền Đà Nẵng đang đi trên con đường đó, tất yếu không tránh khỏi những vấp váp, thậm chí là sai lầm. Và những quyết định “sửa sai” chính là để cho chính quyền có thêm bài học và mạnh thêm.
Quyết định này, cũng như các quyết định sửa sai thời ông Nguyễn Bá Thanh, dù cách nhau vài chục năm, nhưng cùng chung bản chất. Dũng cảm sửa sai, không làm cho thành phố yếu đi, mà chỉ có mạnh thêm. Bởi, nếu không có sự dũng cảm ấy, thì sẽ vĩnh viễn mất đi những thứ không có tiền bạc nào mua được.
Người Đà Nẵng gọi, quyết định của lãnh đạo của thành phố cho dời thời gia thi công hầm chui qua cầu Sông Hàn, là sự truyền lửa lòng dũng cảm của ông Nguyễn Bá Thanh cho thế hệ lãnh đạo thành phố hôm nay.
Lâm Quý
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp