Khu lăng mộ và nhà tưởng niệm ông Nguyễn Bá Thanh
Bất chấp mưa rét, nhiều người dân và các đoàn khách từ các tỉnh thành khi đi qua Đà Nẵng thường tìm đến khu lăng mộ ông Bá Thanh để thắp nén hương tưởng nhớ.
Bà Nguyễn Thị Kính (67 tuổi) nhà ở tổ 15, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê kể: “Sáng nay trên đường về quê Đại Lộc cùng con gái lo đám giỗ, tui tranh thủ ghé thắp cho anh Bá Thanh nén nhang. Hồi còn sống ảnh là người lo cho dân nhiều nhất, nên bà con tui lúc mô cũng thương tiếc ảnh ra đi sớm quá".
Khu mộ chính nơi ông Nguyễn Bá Thanh an nghỉ |
Cô con gái Trần Thị Tuyết Sương (20 tuổi) đang học trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng cũng chân thành chia sẻ: “Những người lãnh đạo như ông Bá Thanh ít lắm, làm được như bác Bá Thanh thì bà con ai chẳng yêu kính. Bà con ở khu phố khi biết mẹ con em về quê ghé lại mộ bác Thanh ai cũng nhờ thắp giúp họ nén hương”.
Còn cô bé Tuyết Sương thì bảo:”Bác Bá Thanh với lớp trẻ tụi em là thần tượng, bởi bác làm nhiều việc cho dân, nên tụi em ai cũng yêu quí bác Thanh. Tranh thủ ghé lại thắp cho bác nén nhang để tỏ lòng thành kính”.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, một người hành nghề xe ôm ở Đà Nẵng kể mỗi khi chở khách đi ngang qua đều muốn ghé thăm và thắp cho ông Bá Thanh cây nhang mới đi tiếp.
Ngồi trầm ngâm bên mộ ông Bá Thanh, ông Lê Kim nhà tận Phú Phong, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam tâm tình, tranh thủ mấy ngày mưa rét chưa xuống giống nên ông đi Đà Nẵng, tiện thể ghé thăm thắp cho ông Bá Thanh cây hương để tưởng nhớ.
Hỏi ông quý nhất cố lãnh đạo Đà Nẵng ở điểm nào, không chút suy nghĩ, ông nói ngay: “Đó là nói và làm. Làm đến nơi đến chốn, không sợ va chạm”.
Theo ông Nguyễn Văn Sự, công an xã Hòa Tiến, khu lăng mộ và nhà tưởng niệm sẽ được khánh thành dịp giỗ đầu ông Bá Thanh vào 25 tháng chạp sắp tới.
"Bình quân mỗi ngày có khoảng hơn 100 người từ khắp mọi miền đất nước và bà con địa phương đến viếng, thắp hương", theo ông Huỳnh Xí, người trông coi khu nhà lưu niệm.
Hiện toàn bộ khu lăng mộ và nhà lưu niệm ông Bá Thanh được gia đình đầu tư xây dựng trên khu đất 1.000 m2 đã sắp hoàn thành.
Khu vực trung tâm nhà lưu niệm là ngôi nhà ngói xây theo kiến trúc cổ bằng đá ong, bên trong bằng gỗ quý làm nơi trưng bày lưu giữ những hình ảnh cùng kỷ vật về ông Bá Thanh.
Cổng chính dẫn vào khu lăng mộ được xây dựng bằng gỗ quy, mái cổng lợp ngói theo kiến trúc cổ. Nơi khu mộ ông Bá Thanh đã hoàn thành được xây dựng bằng đá xanh nguyên khối.
Những người thợ xây dựng khu lăng mộ và nhà lưu niệm cho biết, các chất liệu xây dựng từ gỗ, ngói và đá cuội tự nhiên và đá xanh nguyên khối được chuyển từ Bình Định về.
Được biết, TP Đà Nẵng có tâm nguyện đầu tư xây dựng khu lưu niệm này để tướng nhớ những công lao đóng góp của ông Bá Thanh nhưng gia đình ông từ chối và tự xây dựng theo tâm nguyện của gia đình.
Vũ Trung
Vietnamnet
-
Đà Nẵng đưa tên ông Nguyễn Bá Thanh vào dự thảo quỹ tên đường
-
Sự dũng cảm của ông Nguyễn Bá Thanh truyền lại cho hậu thế
-
Con trai ông Nguyễn Bá Thanh: “Chúng ta thu thuế để làm gì?”
-
Đại biểu Đà Nẵng đề nghị đặt tên cầu Nguyễn Bá Thanh
-
Tưởng nhớ ông Nguyễn Bá Thanh trước khai mạc Đại hội Đảng bộ Đà Nẵng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp