Số người chết do sóng thần tại Indonesia tăng lên gần 400
Con số thống kê mới nhất cho thấy số người thiệt mạng do sóng thần ở Indonesia đã tăng lên ít nhất 373 người, trong khi vẫn còn hơn 100 người mất tích.
AFP dẫn lời người phát ngôn cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho hôm nay 24/12 cho biết ít nhất 373 người trên các đảo Java và Sumatra đã thiệt mạng sau trận sóng thần vào cuối tuần trước tại Indonesia. |
“1.459 người đã bị thương, trong khi 128 người vẫn mất tích”, ông Sutopo cho biết thêm. |
Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang phải vật lộn với những trận mưa lớn để tìm kiếm những người còn sống sót sau thảm họa sóng thần. |
Các chuyên gia cảnh báo khu vực này có thể sẽ tiếp tục phải hứng chịu thêm các đợt sóng thần mới. |
“Số nạn nhân và mức độ thiệt hại sẽ còn tiếp tục tăng lên”, ông Sutopo dự đoán. |
“Chúng tôi vẫn cảnh báo người dân cần cẩn trọng. Các cơ quan chức năng vẫn đang phân tích nguyên nhân của trận sóng thần… Núi lửa Krakatau vẫn tiếp tục phun trào và có thể gây ra đợt sóng thần mới”, ông Sutopo cảnh báo |
Hàng trăm ngôi nhà, khách sạn, cửa hàng và tàu thuyền đã bị phá hủy khi sóng thần đổ bộ khu vực bờ biển phía nam đảo Sumatra và rìa phía tây của đảo Java vào 21h30 ngày 22/12. |
Nguyên nhân dẫn đến sóng thần được xác định do núi lửa Krakatoa phun trào gây ra hiện tượng lở đất dưới đáy biển và tạo ra sóng thần |
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay đã tới thăm khu vực xảy ra sóng thần và chỉ đạo Cơ quan Khí tượng Khí hậu Địa vật lý (BMKG) Indonesia mua các hệ thống cảnh báo sớm để phòng tránh thiên tai. |
Đội cứu hộ đã sử dụng máy xúc, các thiết bị hạng nặng, thậm chí cả tay không để đào bới các đống nổ nát ở khu vực xung quanh eo biển Sunda. |
“Tôi đã chỉ đạo BMKG mua các thiết bị phát hiện sớm, các hệ thống cảnh báo sớm để có thể đưa ra những cảnh báo kịp thời cho người dân nhằm giúp họ phản ứng nhanh chóng (khi thiên tai xảy ra)”, ông Widodo nói khi tới thăm Pandeglang, Banten - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sóng thần. |
Một quan chức thuộc cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia cho biết hệ thống phao cảnh báo sóng thần của nước này đã không hoạt động kể từ năm 2012, do vậy người dân không được cảnh báo trước khi sóng thần ập tới hôm 22/12. |
Theo Dân trí
Tin nóng thế giới hôm nay - 24/12 |
Điều gì gây sóng thần ở Indonesia khiến 200 người chết và mất tích? |
Indonesia: Đảo Sulawesi tan hoang sau thảm họa kép |
-
Quảng Nam: Ứng cứu và đưa thành công 8 thuyền viên gặp nạn do chìm tàu vào bờ
-
[Video] BSR và DQS quyên góp ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ lụt ở miền Bắc
-
EVN ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai
-
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang
-
6 tháng đầu năm, Trung Quốc thiệt hại 13 tỷ USD do thiên tai
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp