Sẽ xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng
Lao động Việt Nam chỉ "vàng" về số lượng chứ chưa "vàng" về chất lượng |
Mới có 21% số tiền lương hưu chi trả qua tài khoản ATM |
Chính sách tiền lương mới cho vùng khó khăn |
Các khảo sát mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, với mức lương hiện tại, đời sống của người lao động đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Dẫn số liệu cụ thể, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết, tiền lương cơ bản trung bình (nếu làm đủ giờ) hiện nay của người lao động mới đạt xấp xỉ 5 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập và việc làm của mình chưa đạt đến 40%. Còn với mức tăng 5,3% trong năm 2019, lương tối thiểu mới đáp ứng khoảng 95% nhu cầu sống tối thiểu.
Ảnh minh họa |
Như vậy, để đảm thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW là đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong kỳ đàm phán lương tối thiểu vùng diễn ra tới đây, mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng chắc chắn phải cao hơn 5,3%.
Theo các chuyên gia lao động, hàng năm vào mùa thương lượng tiền lương tối thiểu thì mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về nhu cầu sống tối thiểu khác nhau. Điều này đã tạo nên sự tranh cãi căng thẳng giữa các bên, cũng như khó khăn chung cho Hội đồng Tiền lương quốc gia trong quá trình đàm phán.
Quá trình thương lượng lương tối thiểu nhiều năm, đại diện phía người lao động luôn tập trung đấu tranh, bảo lưu quan điểm mức lương tối thiểu chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp lại cho rằng tăng lương liên tục sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh. Cho nên, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến "sức khỏe" của doanh nghiệp.
Vì vậy, để hài hòa được lợi ích của cả người lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp, bộ phận kỹ thuật cần thống nhất được cách tính chung, đưa ra căn cứ cụ thể để xác định nhu cầu sống tối thiểu thì mức để xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng mới có thể tiệm cận nhau.
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành, căn cứ xác định tiền lương tối thiểu là dựa vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường. Trong đó, nhu cầu sống tối thiểu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương tối thiểu, hiện nay đang dựa theo các các tiêu chí như: nhu cầu lương thực thực phẩm; nhu cầu phi lương thực thực phẩm và nhu cầu nuôi con.
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có quy định, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Nguyễn Bách
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới