Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ra mắt CLB sinh viên báo chí điều tra phòng chống tham nhũng

17:00 | 29/03/2014

1,074 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 29/3, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ Báo chí điều tra với 35 thành viên.

Đến dự buổi lễ có nhà báo Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí; ông Dương Hồng Thành, đại diện Thanh tra Chính phủ; đại diện Cục Báo chí – Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Nhà báo Việt Nam cùng đông đảo các nhà báo, sinh viên và thành viên CLB.

Câu lạc bộ Báo chí điều tra (Investigative Journalism Club - IJC) thuộc đề án “Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng” do Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện để dự thi chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2013 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tổ chức. Điều này có được thông qua một số kết quả nghiên cứu, trong đó có kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới công bố năm 2012.

Nhà báo Hồ Quang Lợi Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Kết quả cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng báo chí phát hiện ra tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện, và hơn 8% cho rằng áp lực từ báo chí giúp các vụ tham nhũng khỏi bị “chìm xuồng”. Điều này đã khẳng định cần phải xây dựng minh bạch thật sự, trao quyền cho báo chí để giúp lĩnh vực này áp dụng kỹ năng điều tra, phát hiện trường hợp tham nhũng.

Tại lễ ra mắt, nhà báo Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đã khẳng định: “Tham nhũng hiện nay không chỉ biểu hiện ở lĩnh vực kinh tế mà còn lấn dần sang lĩnh vực chính trị. Tham nhũng trở thành một trọng bệnh. Việc thành lập câu lạc bộ góp phần xây dựng môi trường đào tạo và rèn luyện nghề nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng thực hành thể loại điều tra - vốn là một thể loại khó, đặc biệt là phòng chống tham nhũng.

Nhà báo Trần Bá Dung Trưởng ban Nghiệp vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam.

Tôi cho rằng, Câu lạc bộ Báo chí điều tra là sự bổ sung rất tốt bên cạnh sự đào tạo chính quy, đưa sinh viên tiếp cận với môi trường báo chí sớm hơn, nhanh hơn và đảm bảo sự gắn kế giữa nhà trường với thực tiễn lao động báo chí. Điều này giúp sinh viên bớt bỡ ngỡ và tác nghiệp được ngay sau khi ra trường. Thực hiện tốt được mô hình này sẽ nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Báo chí, đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhà báo giỏi của thể loại điều tra nói riêng và nền báo chí Việt Nam nói chung”.

Chủ nhiệm Đề án “Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng.”, PGS. Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Báo chí, cho biết: “Mục tiêu của dự án Báo chí điều tra là hướng tới sinh viên báo chí, đào tạo kiến thức và kỹ năng điều tra ngay từ gốc, nỗ lực đưa điều tra phòng chống tham nhũng vào chương trình đào tạo cử nhân báo chí chính quy dưới hình thức lồng ghép vào các môn học.

Trên cơ sở thiết kế hoạt động của Câu lạc bộ Báo chí điều tra, sinh viên báo chí được đào tạo cả về kiến thức và thực hành kỹ năng nghề nghiệp, với nguồn lực tổng hợp từ 4 phía: Giảng viên báo chí - sinh viên báo chí - nhà báo điều tra - chuyên gia lĩnh vực điều tra phòng, chống tham nhũng”.

Theo kế hoạch, Đề án “Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong phòng chống tham nhũng” sẽ diễn ra trong thời gian 2013 – 2014 với hy vọng sẽ có khoảng 10.000 sinh viên biết đến Đề án và CLB Báo chí điều tra, 100 % sinh viên các lớp được thử nghiệm giảng dạy lồng ghép và tham gia Câu lạc bộ FOJ hiểu được vai trò của báo chí và nhà báo điều tra trong phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, sẽ có 80 đến 100 nhà báo điều tra và các cơ quan báo chí biết đến Đề án, chia sẻ ý kiến, tham gia hỗ trợ cho dự án trong công tác đào tạo, biên soạn tài liệu, hội đồng tuyển chọn thành viên Câu lạc bộ và bộ sưu tập.

Tại hội thảo, ông Dương Hồng Thành (đại diện Thanh tra Chính phủ) phát biểu: “Dưới góc độ của Ban Tổ chức, tôi thấy rằng Đề án P34 của câu lạc bộ là những động thái tích cực thể hiện tư cách của nhà báo và đạo đức cách mạng với 3 tiêu chí chính là rèn luyện kĩ năng điều tra, phòng chống tham nhũng tiêu cực, giám sát công khai và tạo điều kiện thuận lợi cho dư luận hành động điều tra tham nhũng”.

Ra mắt 35 thành viên Câu lạc bộ Báo chí điều tra.

Nhà báo Trần Bá Dung,Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Để làm báo điều tra, ngoài bản lĩnh, ngoài sự dũng cảm cùng kĩ năng khai thác, xử lí thông tin, tôi muốn nhấn mạnh về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Một bài báo phản ánh thông tin sai có tác hại một phần thì một bài báo điều tra đưa tin sai có tác hại gấp mười lần, một bài có thể sụp đổ cả một tập đoàn”.

Cũng trong dịp này, website www.cjc.edu.vn được chính thức ra mắt với mục tiêu trở thành một diễn đàn nghiệp vụ của Chi hội nhà báo Khoa Báo chí. Website sẽ tạo cơ hội tương tác và thực hành nghiệp vụ báo chí và truyền thông thông qua việc tổ chức các trang, chuyên mục, biên tập và đăng tải các tác phẩm báo chí của các thành viên của câu lạc bộ CJC, IJC cũng như sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử này. Website cũng sẽ là một trong những kênh thông tin chính thức của Dự án “Nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho sinh viên báo chí trong điều tra phòng chống tham nhũng”.

Quỳnh Nguyên